Hôm nay,  

‘thợ Dạy’ Ở Đại Học

13/04/200400:00:00(Xem: 5386)
Bạn,
Trong cuộc hội thảo giáo dục đại học do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức tại Hà Nội cách đây 2 tuần, nhiều nhà nghiên cưú giáo dục trong và ngoài nước đã nhận xét rằng hệ thống giáo dục đại học tại VN quá yếu kém so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, không hội đủ các quy chuẩn của đại học quốc tế, và điều đáng nói là các giáo sư, giảng viên đại học đã giảng dạy như là "những thợ dạy", không có thời gian và điều kiện nghiên cứu. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Giáo dục đại học VN vẫn chưa đạt quy chuẩn hội nhập quốc tế, thiếu liên tục, tuyển sinh bất cập và tốn kém, chất lượng và hiệu quả kém. Đó là đánh giá khái quát của ông Nguyễn Văn Aân, cố vấn trưởng công ty IBMI (Mỹ) về những yếu kém của hệ thống giáo dục đại học VN hiện nay. Tương tự nhiều viên chức quản lý giáo dục cũng cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giáo dục đại học Việt Nam yếu kém, hạn chế trong chất lượng đào tạo đại học là do cung cách quản lý của Bộ Giáo dục Đại học đã hạn chế quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường. Cho đến nay, trong nhiều hoạt động chuyên môn, các trường đại học không được tự điều hành quản lý mọi công việc của mình và đang chịu sự chi phối của Bộ Giáo dục-Đại học. Do bộ thực hiện các hoạt động tác nghiệp của các trường đại học nên các trường thiếu chủ động. Giáo sư Ngô Doãn Đãi, phó trưởng ban đào tạo Đại học Hà Nội nhận xét như thế.

Ông Đãi dẫn chứng cụ thể: các trường Đại học trong cả VN đang ở trong tình trạng bị động trong công tác tuyển sinh, ở hầu hết các giai đoạn: ngày tổ chức kỳ thi, việc phát hành hồ sơ ghi tên dự thi, nhận hồ sơ, hình thức ra đề, xây doing điểm chuẩn, xét tuyển đều do bộ quy định, điều hành. Các trường không được tự thiết kế và ấn hành văn bằng và nhiều loại giấy tờ, hồ sơ khác cho sinh viên.
Tiến sĩ Nguyễn Mậu Dũng, ĐH Đà Nẵng , nhận xét rằng bộ Giáo dục-Đào tạo đang là cơ quan độc chiến, thiên về giải quyết những tình huống cụ thể nảy sinh. Giáo dục đại học chỉ tập trung đầu vào từng năm một.
Tiến sĩ Đỗ Huy Quang, ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận xét: phần lớn các trường đại học ở trong tình trạng khép kín, khép kín giưã các trường đại học với nhau và khép kín giưã trường đại học với thực tiễn cuộc sống.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Theo ông Quang, biết bao vấn đề từ nền kinh tế xã hội chưa được các đại học đón nhận, xông vào giải quyết. Nhiều tđại học mở rộng quan hệ với địa phương nhưng là để mở hệ tại chức, không chính quy. Nhiều trường mà chỉ tiêu đào tạo hệ không chính quy cao hơn cả hệ chính quy, trong khi đó số lượng giảng viên lại được khoán hạn chế, khiến hầu hết các trường đại học, giảng viên phải tập trung cho việc giảng dạy với cường độ lớn. Giảng viên phải dạy hai ca, thậm chí ba ca ở các hệ đào tạo khác nhau, vượt gấp mấy lần cho phép. Một khi người giảng viên đại học trở thành người thợ dạy, chỉ có dạy và dạy, dạy nhiều đến mức không còn thời gian tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thì vấn đề chất lượng giảng dạy, chất lượng sản phẩm đào tạo thấp cũng không phải là điều khó hiểu. Thực tế khiến tiến sĩ Quang đặt câu hỏi: Giả sử cứ kéo dài như hiện nay thì diện mạo của các trường đại học sẽ như thế nào trong tương lai""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.