Hôm nay,  

Bám Vỉa Hè Kiếm Sống

6/18/200600:00:00(View: 3439)

Bạn,

Theo báo quốc nội, hình ảnh những quán cà phê cóc mọc lên nhan nhản khắp vỉa hè giữa phố phường Sài Gòn, được trang bị bằng vài cái bàn ghẻ, dăm ba chiếc ghế nhựa sứt tai gãy gọng, chẳng mấy xa lạ với cư dân thành phố. Mỗi con đường ít nhất cũng có vài ba quán cà phê cóc như thế. Và trong số những người bán ở các quán này,  có những người là dân tạm cư, rời quê nghèo, họ khăn gói lên thành phố lăn lộn mưu sinh bằng quán cà phê cóc vỉa hè. Để trụ lại sống được trên thành phố, việc bám sống bám chết lấy vỉa hè của họ đầy cơ cực gian nan như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua đoạn ký sự như sau.

Tại Sài Gòn, đầu tư cho cà phê vỉa hè vốn liếng ban đầu là cái giỏ xách có ký cà phê rang, vài phin lọc, hộp sữa, mớ đường, bình thuỷ, lố ly thuỷ tinh, thùng đá, dăm ba chiếc ghế xúp nhựa rồi kiếm một không gian góc phố nào đó cắm chốt đại. Ai đuổi đến đâu chạy đến đó, chạy đến khi nào hết bị đuổi thì tính chuyện đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho quán cóc. Chị Thuỷ, quê Long Hồ, Vĩnh Long kể về những ngày đầu vào nghề của mình như thế. Tính đến nay, chị Thuỷ đã có thâm niên hơn 12 năm sống bằng nghề bán cà phê gắn với vỉa hè ở phường 14 quận 3, trên đường Lê Văn Sỹ. 4 giờ sáng, chị Thuỷ đã mở cửa đón khách đến tận 8-9 giờ tối mới dọn hàng nghỉ, ngày nào cũng như ngày nấy. Gặp trưa nắng, không khách thì che chắn toàn thân bằng găng tay, khẩu trang, nón lá ngồi ghế dựa đầu ngủ vật vờ, ăn uống linh tinh tạm bợ cho qua ngày. Trời mưa phủ bạt che chắn tủ cà phê, ngồi đụt mưa dưới hiên những người hàng xóm tốt bụng. Cứ thế, sống với nghề hết năm này tháng khác, lễ tết cũng bán, chỉ về quê thăm nội ngoại một hai ngày lại quay lên Sài Gòn bám riết tủ cà phê vỉa hè,  mớ đồ nghề sinh sống của cả gia đình 4 miệng ăn.

Có được chỗ bán ổn định, lượng khách đều đặn là mơ ước của không ít người theo nghề mở cà phê bám vỉa hè. Nhưng số đông những quán cóc vẫn ngày ngày mọc lên, chỉ còn số rất ít trụ lại được với vỉa hè. Tất cả các quán vỉa hè đều lấn chiếm lòng lề đường. Lâu lâu xe của phường hay cảnh sát giao thông đi hốt mấy quán vỉa hè là chuyện chẳng xa lạ với những người theo nghề bám vỉa hè. Những lúc như vậy, thường quán cũng đều được người dân  báo trước khi xe trật tự đến, chỉ lo mà chạy cái vốn lớn nhất của quán là cái tủ hoặc giỏ đựng đồ nghề, sau mới đến bàn ghế, hôm nào chậm chân thì mất vài cái bàn, đôi ba cái ghế. 

Bạn,

Cũng theo báo SGTT, dân bán vỉa hè cũng thường gặp phải những cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ không tên tuổi khác. Như quán chị Thủy trên đường Lê Văn Sỹ, kế đó cũng vài quán vỉa hè ra cạnh tranh, nhưng do đã quá thâm niên trong nghề, những khách hàng của quán đã trở nên quen thuộc, nên chị Thuỷ vẫn trụ lại được với nghề, trong khi những quán cạnh đó cứ thay nhau dẹp tiệm, đổi chủ. Cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con sống chính nhờ vào quán vỉa hè, tiền cho hai con ăn học, tiền cơm nước, thuê nhà, các chi phí đều từ quán vỉa hè mà ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là Vũ Nhôm bị Singapore bàn giao về cho Hà Nội... trong khi đất nước loanh quanh chuyện kẹt xe hàng ngày, buôn người quậy phá xã hội và thầy cô cứ mải dạy thêm...
Đất nước sẽ về đâu? Sẽ nghiên về Trung Quôc, hay ngả vê Hoa Kỳ? Trong tình hình Trump co cụm, không chịu gánh vác Biển Đông, có lẽ VN sẽ nghiêng về kết thân với Nhật, Úc, Hàn...?
Dính tới chuyện tiền bạc dễ gây tan nát gia đình… ngay cả bà mẹ cũng có khi trở thành người hại con mình.
Lao động xuất khẩu trở thành nguồn lực kinh tế lớn cho Việt Nam... trong khi các quan chức đục khoét không ngừng, như trường hợp Tập đoàn Than Khoáng sản chỉ trong 5 năm đã sai phạm 15.000 tỷ đồng, tức là bốc hơi 661 triệu đôla Mỹ.
Hôm nay là Thứ Hai, ngày đầu của năm 2018. Trong ngày Tết dương lịch, xin ghi lại mấy vần thơ xuân của thi hào Bùi Giáng.
Hôm nay là ngày cuối năm, Chủ Nhật 31/12/2017... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Vậy là nghỉ Tết... Mới Tết Tây đã thấy nghẹt đường: Người dân đi nghỉ Tết, đường phố Sài Gòn và Hà Nội kẹt cứng.
Hóa ra làm kế toán sai là để trốn thuế... Hóa ra kế toán sai để có cớ tăng giá điện... Hóa ra kế toán sai để móc túi toàn dân. Hóa ra kế toán sai là cướp ngày, cướp ngay giữa chợ...
Bảo kê là chuyện bình thường, xảy ra đều đặn, là sự thực diễn ra trước mắt... nhưng để khám phá là chuyện hy hữu. Vì bảo kê là hai bên cùng có lợi, thiệt hại chỉ là thành phần thúứ ba...
Có phải họ là khủng Bố tính đặt bom xăng trong phi trường Tân Sơn Nhứt? Hay chỉ đơn giản là công an quy chụp, ghép tội, đạo diễn… để lập công?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.