Hôm nay,  

Bám Vỉa Hè Kiếm Sống

18/06/200600:00:00(Xem: 3325)

Bạn,

Theo báo quốc nội, hình ảnh những quán cà phê cóc mọc lên nhan nhản khắp vỉa hè giữa phố phường Sài Gòn, được trang bị bằng vài cái bàn ghẻ, dăm ba chiếc ghế nhựa sứt tai gãy gọng, chẳng mấy xa lạ với cư dân thành phố. Mỗi con đường ít nhất cũng có vài ba quán cà phê cóc như thế. Và trong số những người bán ở các quán này,  có những người là dân tạm cư, rời quê nghèo, họ khăn gói lên thành phố lăn lộn mưu sinh bằng quán cà phê cóc vỉa hè. Để trụ lại sống được trên thành phố, việc bám sống bám chết lấy vỉa hè của họ đầy cơ cực gian nan như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua đoạn ký sự như sau.

Tại Sài Gòn, đầu tư cho cà phê vỉa hè vốn liếng ban đầu là cái giỏ xách có ký cà phê rang, vài phin lọc, hộp sữa, mớ đường, bình thuỷ, lố ly thuỷ tinh, thùng đá, dăm ba chiếc ghế xúp nhựa rồi kiếm một không gian góc phố nào đó cắm chốt đại. Ai đuổi đến đâu chạy đến đó, chạy đến khi nào hết bị đuổi thì tính chuyện đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho quán cóc. Chị Thuỷ, quê Long Hồ, Vĩnh Long kể về những ngày đầu vào nghề của mình như thế. Tính đến nay, chị Thuỷ đã có thâm niên hơn 12 năm sống bằng nghề bán cà phê gắn với vỉa hè ở phường 14 quận 3, trên đường Lê Văn Sỹ. 4 giờ sáng, chị Thuỷ đã mở cửa đón khách đến tận 8-9 giờ tối mới dọn hàng nghỉ, ngày nào cũng như ngày nấy. Gặp trưa nắng, không khách thì che chắn toàn thân bằng găng tay, khẩu trang, nón lá ngồi ghế dựa đầu ngủ vật vờ, ăn uống linh tinh tạm bợ cho qua ngày. Trời mưa phủ bạt che chắn tủ cà phê, ngồi đụt mưa dưới hiên những người hàng xóm tốt bụng. Cứ thế, sống với nghề hết năm này tháng khác, lễ tết cũng bán, chỉ về quê thăm nội ngoại một hai ngày lại quay lên Sài Gòn bám riết tủ cà phê vỉa hè,  mớ đồ nghề sinh sống của cả gia đình 4 miệng ăn.

Có được chỗ bán ổn định, lượng khách đều đặn là mơ ước của không ít người theo nghề mở cà phê bám vỉa hè. Nhưng số đông những quán cóc vẫn ngày ngày mọc lên, chỉ còn số rất ít trụ lại được với vỉa hè. Tất cả các quán vỉa hè đều lấn chiếm lòng lề đường. Lâu lâu xe của phường hay cảnh sát giao thông đi hốt mấy quán vỉa hè là chuyện chẳng xa lạ với những người theo nghề bám vỉa hè. Những lúc như vậy, thường quán cũng đều được người dân  báo trước khi xe trật tự đến, chỉ lo mà chạy cái vốn lớn nhất của quán là cái tủ hoặc giỏ đựng đồ nghề, sau mới đến bàn ghế, hôm nào chậm chân thì mất vài cái bàn, đôi ba cái ghế. 

Bạn,

Cũng theo báo SGTT, dân bán vỉa hè cũng thường gặp phải những cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ không tên tuổi khác. Như quán chị Thủy trên đường Lê Văn Sỹ, kế đó cũng vài quán vỉa hè ra cạnh tranh, nhưng do đã quá thâm niên trong nghề, những khách hàng của quán đã trở nên quen thuộc, nên chị Thuỷ vẫn trụ lại được với nghề, trong khi những quán cạnh đó cứ thay nhau dẹp tiệm, đổi chủ. Cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con sống chính nhờ vào quán vỉa hè, tiền cho hai con ăn học, tiền cơm nước, thuê nhà, các chi phí đều từ quán vỉa hè mà ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là phố hàng mã dần dà cũng tiêu điều... Cõi âm hóa ra đâu còn làm cho cõi dương sợ nữa. Bản tin VTC ghi rằng: Thủ phủ sản xuất hàng hiệu cho người cõi âm kêu ế ẩm thảm hại...
Buôn lậu qua sân bay Tân Sơn Nhất là chuyện nhỏ thì phải... Lâu lâu cũng lộ ra.
Khoa học gia Việt Nam không dở... vấn đề là môi trường phát triển, cơ hội thành công vẫn hiếm. Hầu hết khoa học gia VN ra hải ngoại mới thành công...
Dạy chui, dạy chui... dạy chui bậc cao đẳng. Chuyện chỉ xảy ra tại Việt Nam. Bản tin VOV kể: Chiều 7/8, UBND thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết đã giao cho Công an thành phố Bảo Lộc tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ trường Cao đẳng Việt Mỹ không có các giấy tờ pháp lý nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động “chui” trên địa bàn.
Về nguồn đất mẹ… Nhà nước Bắc Kinh ra độc chiêu, mời gọi thanh thiếu niên Singapore gốc Hoa về nguồn đất mẹ… Có thể nhuộm đỏ Singapore được chăng?
Không chỉ thợ máy VN mang tiếng dỏm... bây giờ tới phiên thợ máy Ukraine bị than phiền.
Thê thảm... bi đát... môi trường kể như hết nước nói... Bản tin VOV kể chuyện: Nhà máy luyện kim ở Lào Cai sẽ bị phạt nặng vì gây ô nhiễm môi trường.
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.
Câu chuyện sửa điểm thi không ngừng ở Hà Giang và Sơn La... Bây giờ là tỉnh Hòa Bình, bắt 2 quan chức giáo dục.
Câu chuyện sửa điểm thi có rất nhiều điều kỳ lạ: ông sếp giáo dục ra nghĩa trang dự tính đốt CD cúng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.