Hôm nay,  

Bám Vỉa Hè Kiếm Sống

18/06/200600:00:00(Xem: 3232)

Bạn,

Theo báo quốc nội, hình ảnh những quán cà phê cóc mọc lên nhan nhản khắp vỉa hè giữa phố phường Sài Gòn, được trang bị bằng vài cái bàn ghẻ, dăm ba chiếc ghế nhựa sứt tai gãy gọng, chẳng mấy xa lạ với cư dân thành phố. Mỗi con đường ít nhất cũng có vài ba quán cà phê cóc như thế. Và trong số những người bán ở các quán này,  có những người là dân tạm cư, rời quê nghèo, họ khăn gói lên thành phố lăn lộn mưu sinh bằng quán cà phê cóc vỉa hè. Để trụ lại sống được trên thành phố, việc bám sống bám chết lấy vỉa hè của họ đầy cơ cực gian nan như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua đoạn ký sự như sau.

Tại Sài Gòn, đầu tư cho cà phê vỉa hè vốn liếng ban đầu là cái giỏ xách có ký cà phê rang, vài phin lọc, hộp sữa, mớ đường, bình thuỷ, lố ly thuỷ tinh, thùng đá, dăm ba chiếc ghế xúp nhựa rồi kiếm một không gian góc phố nào đó cắm chốt đại. Ai đuổi đến đâu chạy đến đó, chạy đến khi nào hết bị đuổi thì tính chuyện đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho quán cóc. Chị Thuỷ, quê Long Hồ, Vĩnh Long kể về những ngày đầu vào nghề của mình như thế. Tính đến nay, chị Thuỷ đã có thâm niên hơn 12 năm sống bằng nghề bán cà phê gắn với vỉa hè ở phường 14 quận 3, trên đường Lê Văn Sỹ. 4 giờ sáng, chị Thuỷ đã mở cửa đón khách đến tận 8-9 giờ tối mới dọn hàng nghỉ, ngày nào cũng như ngày nấy. Gặp trưa nắng, không khách thì che chắn toàn thân bằng găng tay, khẩu trang, nón lá ngồi ghế dựa đầu ngủ vật vờ, ăn uống linh tinh tạm bợ cho qua ngày. Trời mưa phủ bạt che chắn tủ cà phê, ngồi đụt mưa dưới hiên những người hàng xóm tốt bụng. Cứ thế, sống với nghề hết năm này tháng khác, lễ tết cũng bán, chỉ về quê thăm nội ngoại một hai ngày lại quay lên Sài Gòn bám riết tủ cà phê vỉa hè,  mớ đồ nghề sinh sống của cả gia đình 4 miệng ăn.

Có được chỗ bán ổn định, lượng khách đều đặn là mơ ước của không ít người theo nghề mở cà phê bám vỉa hè. Nhưng số đông những quán cóc vẫn ngày ngày mọc lên, chỉ còn số rất ít trụ lại được với vỉa hè. Tất cả các quán vỉa hè đều lấn chiếm lòng lề đường. Lâu lâu xe của phường hay cảnh sát giao thông đi hốt mấy quán vỉa hè là chuyện chẳng xa lạ với những người theo nghề bám vỉa hè. Những lúc như vậy, thường quán cũng đều được người dân  báo trước khi xe trật tự đến, chỉ lo mà chạy cái vốn lớn nhất của quán là cái tủ hoặc giỏ đựng đồ nghề, sau mới đến bàn ghế, hôm nào chậm chân thì mất vài cái bàn, đôi ba cái ghế. 

Bạn,

Cũng theo báo SGTT, dân bán vỉa hè cũng thường gặp phải những cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ không tên tuổi khác. Như quán chị Thủy trên đường Lê Văn Sỹ, kế đó cũng vài quán vỉa hè ra cạnh tranh, nhưng do đã quá thâm niên trong nghề, những khách hàng của quán đã trở nên quen thuộc, nên chị Thuỷ vẫn trụ lại được với nghề, trong khi những quán cạnh đó cứ thay nhau dẹp tiệm, đổi chủ. Cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con sống chính nhờ vào quán vỉa hè, tiền cho hai con ăn học, tiền cơm nước, thuê nhà, các chi phí đều từ quán vỉa hè mà ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng Anh luôn luôn là ưu tiên... và bây giờ, trình độ thực sự về tiếng Anh của người dân Việt Nam tới đâu?
Tốn bao nhiêu tiền để đi tour Đài Loan và bỏ trốn? Câu trả lời là tùy... Bản tin Zing kể: Trả lời cơ quan chức năng Đài Loan hôm 27/12, 3 du khách Việt Nam đầu tiên bị bắt lại (gồm 2 nam 1 nữ) thừa nhận họ đến Đài Loan để làm việc kiếm tiền, không phải đi du lịch, theo Apple Daily.
Gò Đống Đa là nơi Vua Quang Trung đánh một trận lớn, gây kinh hồn quân phương Bắc. Bây giờ gò trở thành di tích.
Du khách Việt sang xứ Đài rồi biến mất... Có vẻ như sắp xếp này đã dàn dựng từ lâu, vì không lẽ những người biến mất hoàn toàn không thông đồng gì nhau...
Vậy là sắp tới Tết Tây… và cũng sắp tới Tết Ta. Tết Tây còn gọi là Tết dương lịch 2019, Tết Ta gọi là Tết Nguyên Đán.
Chuyện chỉ có ở thiên đường xã hội chủ nghĩa: hiệu trưởng có phòng ngủ trong phòng làm việc. Do vậy, báo Giáo Dục VN nêu một đề nghị: Phải lập tức dẹp phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng… Chấm dứt việc dựng phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng là việc cần làm ngay trong lúc này ở các đơn vị trường học hiện nay.
Có một ca khúc mùa lễ Giáng sinh mà người Công Giáo nào cũng thuộc... và rất nhiều người không có đạo cũng từng nghe hàng năm. Đó là bài Hang Bêlem...
Có một ca khúc trong mùa Lễ Giáng Sinh gần như ai cũng biết, kể cả người ngoài Thiên Chúa Giáo: bản nhạc Đêm Thánh Vô Cùng.
Ly dị tưng bừng... Càng lúc càng ly dị nhiều... Đó là vấn đề của các cặp gia đình trẻ Miền Tây Nam Bộ.
Thế gian vẫn còn nhiều người tử tế, lương thiện... Phải chi nước mình nhiều người đẹp tuyệt vời như thế: Nhặt được 100 triệu đồng, nữ nhân viên tìm người trả lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.