Hôm nay,  

Làng ‘chúa Chổm’

01/05/200600:00:00(Xem: 2035)

Theo báo Tiền Phong, tại tỉnh Bình Định có một  làng chuyên về nuôi tôm mà cư dân  đang là con nợ của các ngân hàng. Đó là làng Huỳnh Giảng, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Chỉ trong vòng 5 năm, từ một ngôi làng trù phú ở địa phương, cả làng trở thành làng "Chúa Chổm" với những số nợ đầm đìa. Thảm trạng xảy ra như thế tất cả cũng chỉ tại con tôm 4 lần mất giá khiến dân trong làng khốn đốn vì các khoản nợ nần hàng chục tỉ đồng. Báo Tiền Phong ghi nhận tình cảnh của dân làng này qua đoạn ký sự như sau.  <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Nghề nuôi tôm ở Huỳnh Giảng là nghề truyền thống nuôi làng xóm từ xưa đến nay. Ông Trưởng thôn Võ Hữu Quế kể: "Đầm Thị Nại trước năm 2000 là "vựa tiền" cho làng Huỳnh Giảng.Có những vụ trúng lớn, người làng tôi thu lãi bình quân 1ha là 70-100 triệu đồng/năm. Hồi đó, Huỳnh Giảng là lá cờ đầu trong làm ăn kinh tế ở xã này. Bây giờ thì cả làng "dắt nhau đi dưới bóng nợ nần". Làng Huỳnh Giảng với 520 gia đình, gần 3 ngàn người thì đã có 400 gia đình nuôi tôm, số dân còn lại không nuôi tôm cũng chỉ vì diện tích mặt hồ không còn đủ để canh tác. Tính từ mùa tôm thất bại vào năm 2001 đến nay, số tiền mà cả làng nợ ngân hàng là 23 tỷ đồng (khoảng 1.4 triệu Mỹ kim) vẫn chưa trả được một đồng tiền lãi. Ông Quế tính toán: "23 tỷ đồng đó chỉ là tiền nợ ngân hàng thôi đấy."  Ủy ban các cấp còn chưa biết đến những khoản nợ khác của dân đâu, nào là tiền vay nóng, vay nguội, lương thực, giống, tiền lãi... thôi thì hàng trăm thứ nợ. Cứ mỗi mùa tôm thất bại thì món nợ lại càng chồng chất, bây giờ cộng tất cả thì làng này cũng nợ trên 30 tỷ rồi".

 

Một cư dân kể với phóng viên về 4 lần "đại tang" tôm của làng: "Năm 2001 lần đầu tiên người dân Huỳnh Giảng áp dụng nuôi tôm theo kiểu công nghiệp. Mua con giống từ các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, quy hoạch lại hồ, thay đổi thức ăn, tái tạo lại nguồn nước dẫn vào... nên chi phí lớn hơn trước gấp mấy lần.Ai ngờ, ngay vụ đầu tiên tôm chết, giá hạ thấp chưa từng thấy, cả làng kéo nhau ra đầm Thị Nại, nhìn tôm nổi lềnh bềnh trên nước mênh mông mà rơi nước mắt. Năm đó, gia đình tui chỉ nuôi 1 ha thôi, nhưng cũng nợ ngân hàng đến 120 triệu. Nhiều nhất trong làng là những ông Ngô Văn Thái, Trịnh Minh Bảy... bây giờ tính cả các thứ nợ có lẽ cũng lên đến nửa tỷ đồng".Căn nhà 2 tầng ông Thái ở cái "xóm nợ nần" nhiều tiếng thở than này bây giờ chẳng còn đồ vật gì đáng giá. Ông Thái cười như mếu: "4 năm thua liên tiếp, giờ nuôi tiếp cũng chết mà bỏ cuộc cũng chết. Đằng nào cũng chết, thôi thì coi như đánh bạc. Nợ cứ để đó, đời tui không trả được thì con tui, cháu tui trả...". 

 

Cũng theo báo Tiền Phong, nguyên nhân chính cho những lần "đại tang" tôm ở làng Huỳnh Giảng là việc nguồn nước cho đầm Thị Nại càng ngày càng khan hiếm, nhất là những tháng hạn hán, mà các vụ tôm hằng năm ở đây chủ yếu từ tháng 3 đến cuối tháng 6. Ngoài ra, cư dân trong làng cũng cho rằng sắp tới, việc hàng loạt nhà máy mọc lên ở khu kinh tế Nhơn Hội cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước mà trong đó, con tôm sẽ gánh chịu hậu quả thê thảm nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.