Hôm nay,  

Về Quê Ăn Tết

20/01/200400:00:00(Xem: 4696)
Ban,
Những ngày giáp Tết, các công nhân ngoại tỉnh đang lao động tai Sài Gòn, Hà Nội vô cùng tất bật với mưu sinh cuối năm. Họ phải lo chạy nước rút để có tiền về quê . Ngoài tiền tàu xe, tiền đưa cho gia đình, còn có một khoản chi tiêu tối cần thiết, đó là tiền mua quà cho người thân trong gia tộc. Tin Nhanh VN kể lại mối lo về quê ăn Tết của một số lao động tại Hà Nội vào những ngày cuối năm như sau.
Cứ dịp Tết, anh Hưng, làm nghề xây dựng tự do hay làm các công trình trên phố Chùa Bộc, lại về với vợ con ở Thái Bình. Bên cạnh niềm vui được sum họp gia đình, anh "toát mồ hôi" vì lo mua quà cáp và mừng tuổi cho bậc cao niên và hàng chục đứa cháu họ. Là trưởng họ nên anh Hưng không tránh được trách nhiệm mua quà biếu người già và mừng tuổi trẻ con. Anh cho hay, không có quà thì áy náy, nhưng mua thì tốn kém quá. Năm trước, tiền quà biếu họ hàng hai họ và mừng tuổi trẻ con đã mất đứt trên một triệu đồng, gần bằng thu nhập 2 tháng lương. Dịp Tết này, anh đã dành dụm được 5 triệu đồng và tính sẽ sửa cái bếp cho vợ con ở quê, nên lo lắng vì thâm thủng "ngân quỹ" vì mừng tuổi.
Ngày cận Tết Giáp Thân, các chợ lao động tại phố Trần Nhật Duật, Giảng Võ, Kim Ngưu... dần vắng vẻ bởi người chờ việc tại đây về quê ăn Tết. Với nhiều lao động xa quê, đây là dịp nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình sau một năm bươn trải nơi thành phố. Tuy nhiên, vì thu nhập thấp nên họ đều phải vắt óc cân đối tài chính, lựa chọn mua quà gì, biếu từng người anh em họ hàng bao nhiêu. Chị Mai, quê Hưng Yên gánh hoa quả thuê tại chợ Long Biên, cho hay người già ở quê thường cho rằng làm việc ở thành phố thì thu nhập khá nên dễ trách cứ con cháu nếu đối xử không chu đáo. Dành dụm tiền công trong tháng Tết đã được trên 500 ngàn đồng, chị định dành một nửa số đó mua quà cho mấy đứa nhỏ và người già của hai bên nội ngoại. Song tính sơ sơ, biếu mẹ chồng tấm vải may áo, biếu bố chồng bình rượu thuốc, mua tặng anh chị em chồng chè thuốc, bánh kẹo... đã gần hết tiền.

Để mong kiếm thêm trong những ngày cuối năm, sát tới 26 tháng chạp, chị Mai vẫn chờ chực tìm việc cả đêm lẫn ngày tại chợ hoa quả Long Biên chứ không chỉ làm một buổi như các tháng trước. "Nhìn người thành phố sắm sửa cho con cái mà tủi thân lắm nên cố làm thêm việc để các cháu có thêm đồng quà tấm bánh", chị Mai nói.
Mỗi lao động tự do chuẩn bị quà Tết khác nhau, anh Cường, lao động chờ việc trên đường Giảng Võ, không lo chuyện tiền nong khi về thăm nhà, bởi anh đã xin được hơn hai chục bộ quần áo của trẻ con lẫn người lớn của người quen tại thành phố. "Quần áo cũ xong vẫn mặc tốt, đồ này có thể dùng thay quà cho bọn trẻ và đám phụ nữ trong nhà", anh Cường nói.
Bạn,
Báo này tiếp: Mối lo lắng khác với người ngoại tỉnh là chuyện tàu xe dịp giáp Tết. Chị Hà, quê Thái Bình, hành nghề bốc vác ở phường Phúc Tân, sợ nhất đi tàu xe dịp giáp Tết. Người đi ôtô đông nên rất dễ bị trộm cắp. Năm trước, trong lúc chen lấn, chị bị "móc" hơn 2 triệu đồng khiến cả nhà phải "nhịn" tết. Đó là chưa kể lên phải xe "dù" bị bán khách, phụ xe hét giá cao... Những ngày giáp Tết, mong mỏi của lao động ngoại tỉnh là sớm về sum họp với gia đình, niềm vui đoàn tụ át đi những lo toan, vất vả chuẩn bị Tết. "Nếu ở nhà có đủ việc, đủ sống thì không bao giờ em chịu xa bọn trẻ ở quê", chị Hà đã nói như thế với phóng viên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.