Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

28/02/200400:00:00(Xem: 6456)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là hàng Thái Lan vào tràn ngập, chiếm thi5ị trường Việt Nam. Không phải từ bây giờ, người Thái đã suy tính từ lâu rồi... Nhìn đi nhìn lại, hàng Tàu cũng có thua gì, cũng đang tràn ngập VN vậy...
Vậy là nợ công ngập đầu... nếu thế hệ hiện nay thoát nợ, thế hệ con cháu sẽ gánh nợ thê thảm, và cơ nguy cả nước trở thành nô lệ xưởng máy cho Tàu, Nhật, Hàn, Thái... Nếu cơ may khác, nhà nước CSVN hiện nay sẽ sụp tiệm, và hy vọng kế tiếp sẽ là dân chủ đa đảng... Bản tin VnExpress ghi nhận: Nợ công năm nay hơn 3,1 triệu tỷ đồng...
Tình hình taxi nhức nhối… Có vẻ như taxi truyền thống trên đà bị xóa sổ, không chống cự nổi với taxi công nghệ Uber, Grab… Hình như chính phủ cũng muốn bỏ mặc chuyện này. Báo Tiền Phong kể chuyện: Thêm gần 2.000 nhân viên Vinasun thôi việc…
Có phải đông trùng hạ thảo là thuốc tiên, thuóc thần? Hay chỉ là niềm tin cổ truyền, được phóng đại qua nhiều thế hệ, mà chẳng có khoa học nào chứng minh? Hay vẫn còn là đề tài tranhh cãi, nghiên cứu, chưa có kết luận? Thực tế là, đông trùng hạ thảo giá đắt kinh khủng.
Dân số Việt Nam đang gặp những nan đề nào? Thứ nhất là lão hóa... tuổi lao động trung bình tăng. Nhưng nguy hiểm nhất là dư đàn ông, thiếu đàn bà... Nghĩa là, cuộc đời sẽ thiếu lãng mạn hơn. Và do vậy, xung đột có thể dê kích động hơn. Và không chừng, đàn ông VN sẽ phải sang xứ người kiếm vợ... hoặc là, phải vào các góc rừng để ngồi thiền...
Nợ công của Việt Nam tơi đâu rồi? Có phải cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giáng những cú đấm sắt nghìn tỷ nợ công vào ngân sách nhà nước? Hay phải chăng đương nhiệm Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đang ôm tiền sang cống nộp đàn anh Phương Bắc để trả nợ công cho hàng loạt dự án mới làm đã hỏng?
Có phải trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam bán thuốc lá trong trường? Hay chỉ để bán cho các giáo viên? Hay chỉ để trưng tủ kiếng chơi thôi? Hay chỉ để trước mắt làm quảng cáo? Bí hiểm...
Táo héo Hàn Quốc, nho sữa lìa cành, nho héo cuống, dưa Hàn sứt vỏ... những loại trái cây ngoại nhập này vẫn được các bà nội trợ Hà thành săn mua do giá siêu rẻ...
Tăng trưởng kinh tế hiện nay là nhờ đâu, và nhờ ai? Có phải nhờ xuất cảng điện thoại, vi tính, da giày, may dệt, thủy sản... Hẳn là nhờ tiền FDI, tiền đầu tư quốc tế trực tiếp. Nghĩa là, không phải từ dân mình, mà từ Samsung với chủ hãng Đài Loan...
Hiệp định Thương mại TPP vẫn là mỏ vàng cho nền kinh tế Việt Nam, cho dù không có Mỹ tham gia? Thực tế, nnnếu TPP không hấp dẫn, các nước khác đã không tham gia làm chi. Lý do Mỹ không chịu tham gia TPP bởi vì Tổng Thống Trump muốn đảo ngược bất cứ những gì Tổng Thống tiền nhiệm Obama đã làm. Thế thôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.