Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

2/28/200400:00:00(View: 6440)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giang hồ lúc nào cũng có chuyện. Nơi cao cấp sẽ là đòn phép giang hồ kiểu Chính Trị Bộ thanh trừng nhau. Thấp hơn là giang hồ đường phố... Báo Sao Star kể chuyện Sài Gòn: Hai nhóm giang hồ Sài Gòn hỗn chiến như phim chưởng, một người tử vong.
Đôi khi có những cái bất ngờ trong đời... khi đi lao động xuất khẩu, ai cũng hy vọng đổi đời, sẽ thăng tiến kinh tế... nhưng đâu ai ngờ họa lớn tiềm ẩn nơi đường xa.
Có chuyện mua ghế cả tỷ đông chăng? Rằng thưa là có. Mua ghế tốn bộn bạc. Đó là lời cáo buộc của một ông quan lớn, đã về hưu từ lâu.
Làm đẹp là làm cho đẹp hơn… nếu đã sẵn có nhan sắc. Nhưng nếu kém người, làm đẹp là phải nhờ tới dao kéo… Thế là nguy hiểm, khi gặp thẩm mỹ dỏm.
Bi thảm vì xe cũ: báo Người Lao Động kể rằng hàng ngàn tài xế sắp mất việc vì taxi hết niên hạn. Bộ Giao thông Vận tải đã bác đề nghị xin nới niên hạn taxi thêm 12 tháng, đồng thời yêu cầu Hiệp hội Taxi Hà Nội vận động hội viên chấp hành theo Nghị định 86 về niên hạn taxi...
Nếu Việt Nam không có tham nhũng? Nghĩa là, nếu nghiêm ngặt, không có tham nhũng? Xã hội sẽ không chạy bình thường được, có thể thấy như thế. Bởi vì, lương cán bộ không sống nổi. Chúng ta từng đọc thấy có một số công an bỏ nghề, xin xuất ngũ để vào Sài Gòn kiếm nghề khác mưu sinh, vì lương công an không sống nổi. Huống gì là lương công nhân…
Hình như ngộ độc là chuyện quanh năm. Không nơi này là chỗ nọ, không đau bụng nhiều thì đau bụng ít… ăn cơm xong, may mà chưa đi bệnh viện là mừng.
Nhiều báo đăng tin: Ngày 8/12, Bộ Công an có quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2011-2016), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2005-2008) -- vì làm PVN mất 800 tỷ đồng.
Cứ tưởng là qua mặt Hoa Kỳ, vậy mà chuyện thép Tàu với thép Việt bị lộ rồi. Báo Pháp Luật mới nêu câu hỏi: Vì sao Mỹ áp thuế trừng phạt 'khủng' lên thép Việt? Ai nói rằng Trump hài lòng với Trọng và Fook? Vậy mà phạt thuế tới 265%...
Kinh tế Việt Nam hiện nay tốt hơn 50 năm về trước? Dĩ nhiên, bởi vì người dân đa số hài lòng vì có điện thoại di động, có tiệm Internet để vào gửi email hay chơi game... Nhưng có những cái tốt đẹp ở Miền Nam đã bị xóa sô hẳn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.