Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

2/28/200400:00:00(View: 6516)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hòa hợp hòa giải? Thực tế nhà nước Ba Đình chỉ ưa nói mà không ưa làm. Đó là chưa kể, nhà nước luôn luôn chìa tay ra, nhưng là bàn tay sắt, đê bóp, để siết...
Mùa xuân là phải có nhạc. Vì không thể nào lặng lẽ như ngồi trong bóng đêm để chờ xuân, và khi các sòng bầu cua cá cọp ồn ào lắc xí ngầu trong xóm, các nhà quanh hẻm liền vặn radio ra để nghe tiếng nhạc xuân át tiếng bầu cua...
Năm mới, ngày xuân... ngồi uống trà, xem hoa mai, không gì hơn là đọc câu đối, để tìm laị hồn người xưa... Xin ghi lại một bài năm xưa để nghiệm lại hồn người xưa trong giây phút chuyển mùa.
Bản tin VTC kể chuyện cháy nhà, 2 trẻ em chết. Trong khi Báo Dân Việt kể chuyện xe lửa đâm chết 18 con bò. Zing kể chuyện giựt iPhone trên đường hoa Nguyễn Huệ.
Thỉnh thoảng, có những dòng nhạc tự nhiên quyện vào hồn, như sợi khói không rời trên đỉnh núi...
Thời gian đi nhanh như tên bắn. Nhìn lại đã thấy bạn mình đã mấy người rủ nhau về cõi, trong khi bản thân mình cũng sức suy yếu, thấy tuổi già tới nơi rồi.
Nhà nước Hà Nội không bỏ cơ hội nào để đàn áp nhân quyền... Ông Doanld Trump sắp lên ngôi Tổng Thống Mỹ, công an CSVN bắt liền 2 nhà hoạt động dân chủ... Có liên hệ nhân quả gì không?
Cuộc tranh luận laị tái diễn... Các làng xã lại tưng bừng lễ hội đón xuân... Bình Định chuẩn bị đón Tết Tây Sơn kỷ niệm những ngày đầu xuân Vua Quang Trung dẫn quân đánh bại quân Phương Bắc...
Sau khi nhiều bệnh viện báo nguy rằng thiếu thuốc chữa bệnh, Bộ Y Tế nói rằng không hề thiếu... Câu chuyện rất là khó hiểu, vì nhiều bệnh viện kêu chớ không phải là cá biệt.
Từ trang trí nhà cửa, lau bụi tủ kiếng, tường vách... tới mua sắm mâm cúng trái cây “cầu dừa đủ xài”... cho tới áo quần mới cho lũ nhỏ... Nghĩ gì về đất nước?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.