Hôm nay,  

‘di Cư Tự Do’ Ơû Darlac

03/05/200300:00:00(Xem: 4831)
Bạn,
Theo báo SGGP dẫn tài liệu thống kê của UB tỉnh Đắc Lắc cho biết, từ năm 1976 đến năm 2002 đã có 77,601 gia đình, 376,498 khẩu dân "di cư tự do" (không theo kế hoạch di dân của nhà nước CSVN) từ khắp 61 tỉnh, thành phố trong cả nước đến Đắc Lắc làm ăn, sinh sống, lập nghiệp, dẫn đến tình trạng chặt phá rừng hết đến nhiều khu rừng thuộc địa bàn tỉnh này càng cạn kiệt. Nguyên nhân của đại nạn này là di dân phá rừng để lấy đất canh tác sản xuất.
Trình bày hiện trạng tại Đắc Lắc, báo SGGP ghi nhận như sau: Tính đến thời điểm tháng 3-2003, dân di cư tự do đến Đắc Lắc cư trú tại 200/207 xã thuộc 19 huyện, thành phố trong tỉnh, một bộ phận lớn sống xen kẽ trong cộng đồng các sắc tộc tại chỗ của tỉnh. Một bộ phận khác đi sâu vào rừng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh để phá rừng làm rẫy. Nghiêm trọng hơn có một bộ phận không nhỏ dân di cư tự do vào các khu rừng phòng hộ như: rừng phòng hộ Krông Năng, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Giang Sin, Tà Đùng, Ea Sô, Nam Nung, Nam Ka tự do phá rừng làm rẫy, định cư trái phép. Trong những năm qua dân di cư tự do đã chặt phá hàng trăm hécta rừng để lấy đất sản xuất và trong những tháng mùa khô hiện nay mỗi ngày có hàng chục hécta rừng bị dân di cư tự do phá để lấy đất sản xuất.

Báo SGGP phân tích rằng trước thực trạng dân di cư tự do ạt đến Đắc Lắc , tỉnh Đắc Lắc đã phải tìm nguồn tiền cách giải quyết dân di cư tự do không theo kế hoạch đến Đắc Lắc và triển khai những biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng. Báo SGGP cho biết tỉnh Đắc Lắc đã phải lập dự án tổng quan ổn định dân di cư tự do trên quy mô toàn tỉnh giai đoạn 1996-2000 với tổng vốn cần cho dự án là 55.1 tỷ đồng, trong đó tỉnh phải vay 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước sức ép về dân di cư tự do đến Đắc Lắc ngày càng tăng, tỉnh này đã phải lập thêm 28 dự án với số vốn cần có là 89.709 tỷ đồng, trong đó đầu tư theo dự án giai đoạn 1996-2002 là 37.270 tỷ đồng, đầu tư hỗ trợ các điểm xen ghép ngoài vùng dự án với 83 điểm dân di cư tự do là 20.803 tỷ đồng. Để giải quyết ổn định tình trạng dân di cư tự do ở Đắc Lắc hiện nay, theo UB tỉnh Đắc Lắc thì chính quyền trung ương CSVN cần bổ sung thêm kinh phí cho Đắc Lắc để hoàn thiện 28 dự án đã lập với số vốn là 52.4 tỷ đồng. Ngoài ra phải lập thêm khoảng 5 dự án nữa mới đủ điều kiện để sắp xếp chuyển 5 ngàn hộ đang sống rải rác phân tán trong rừng (dự kiến 1 dự án khoảng 4 tỷ đồng).
Bạn,
Cũng theo SGGP, các ngành chức năng của tỉnh Đắc Lắc chi rằng để thực hiện được những điều đó thực không dễ, bởi cho đến bây giờ Chính phủ CSVN và các bộ, ngành Trung ương cũng như các cấp, các ngành ở Đắc Lắc vẫn chưa tìm ra một biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn dân di cư tự do đến Đắc Lắc nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Và chừng nào các cơ quan chức năng CSVN chưa tìm được lời giải cho bài toán dân di cư tự do đến Đắc Lắc thì rừng ở Đắc Lắc vẫn luôn kêu cứu vì mức độ rừng bị tàn phá ngày càng gia tăng. Và khi nạn đói xảy ra tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, thì hàng ngày lại có hàng di dân đến Đắc Lắc định cư. Bài toán cho vấn đề này cứ thế vẫn không có đáp số.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.