Hôm nay,  

3 Lễ Tết Tháng Giêng

2/11/200200:00:00(View: 5047)
Bạn,
Mỗi lần nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới. Nhưng đó mới chỉ là Tết nguyên đán (Tết Cả). Thể hiện tính độc đáo và đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc, mỗi năm người Việt Nam còn có đến 11 lễ Tết cổ truyền khác tưng bừng và giàu ý nghĩa, chỉ riêng trong tháng Giêng đã có đến 3 lễ Tết: Nguyên Đán, Khai Hạ, Thượng Nguyên. Qua lá thư đầu năm Nhâm Ngọ, mời bạn nghe câu chuyện về 3 lễ tết đầu năm, dựa theo tài liệu của một nhà nghiên cứu trong nước.
Trước hết là Tết nguyên đán, gọi được gọi là Tết Cả diễn vào đúng ngày mồng Một tháng Giêng ngày đầu tiên của năm mới. Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết nguyên đán trước hết là Tết của gia đình. Trong 3 ngày Tết, diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà: Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư, vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm, Thổ công thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà (Táo quân lên chầu trời ngày 23 tháng chạp nhưng đến ngày 30 cũng về để “họp mặt” và chuẩn bị cho năm mới).
Thứ hai là cuộc “gặp gỡ” tổ tiên, ông bà, những người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào... hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

Dịp Tết nguyên đán người ta làm bánh chưng, trồng cây nêu, đi chúc mừng nhau, mở hội, tổ chức các cuộc vui chơi, thi đấu, ăn uống rất tưng bừng. Trên bàn thờ, ngoài lễ vật, mâm ngũ quả, bánh chưng còn thường có một cành đào (ở miền Bắc) hoặc mai (ở miền Nam). Tết nguyên đán thực sự là ngày hội ngộ lớn, ngày nhớ ơn, tạ ơn, chúc mừng, sum họp vui vẻ và thiêng liêng.
Theo cách tính của người xưa, ngày mồng Một tháng Giêng ứng vào ngày gà, mồng Hai ứng vào ngày chó, mồng Ba là ngày lợn, mồng Bốn là ngày dê, mồng Năm là ngày trâu, mồng Sáu là ngày ngựa, mồng bảy là người, mồng Tám là lúa. Trong tám ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy được tất cả năm! Vì vậy, đến mồng Bảy, thấy trời tạnh ráo, quang đãng thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc, Mồng Bảy hạ cây nêu, kết thúc Tết nguyên đán cũng là lúc bắt đầu Tết khai hạ, Tết mở đầu ngày vui để đón chào mùa xuân mới.
Sau Tết khai hạ là Tết thượng nguyên (còn được gọi là Tết nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ “Lễ phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng gia tiên và ăn cỗ.
Bạn,
Sau ba lễ Tết diễn ra trong tháng Giêng, trong 11 tháng còn lại, người Việt Nam còn có những lễ Tết truyền thống như tết Hàn Thực, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung nguyên, Trung Thu, Trùng Thập, Hạ nguyên và đến giáp Tết là Tết Táo quân để Táo quân lên chầu trời tâu trình chuyện ở dương gian.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.