Hôm nay,  

Chuyện Làng Đá

12/13/200600:00:00(View: 3389)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Đông Nam phần, có một làng  nổi tiếng về nghề đẻo đá tạo thành các bia, tượng mỹ thuật. Đó là làng đá Bửu Long thuộc địa phận  thành phố Biên Hòa. Làng này đã được hình thành rất lâu rồi, lâu đến nỗi không còn ai nhớ đó là năm nào, dân làng chỉ nghe kể lại rằng lúc đó, từ Quảng Đông (Trung Quốc), những lưu dân theo đường biển đến Gia Định, men theo nhánh sông Đồng Nai rồi dừng chân ở Bửu Long. Làng đá Bửu Long có từ đó và tồn tại đến ngày nay, gắn chặt bao đời đá với người. Báo Người Lao Động ghi nhận toàn cảnh về làng đá này qua đoạn ký sự như sau.

Tại Bửu Long có hàng trăm gia đình làm đá. Vợ chồng ông Trương Ứng Tân và bà Huỳnh Thị Xỉn, gắn bó với nghề làm đá từ 40 năm nay. Bà Xỉn tâm sự: "Nghề làm đá nuôi sống chúng tôi. Tuổi thơ tôi là những tháng ngày trốn cạnh những tảng đá to, nhỏ của trò chơi cút bắt. Lớn lên, lấy chồng cũng dân làm đá. Rồi 8 đứa con lần lượt chào đời và lớn lên bằng số tiền ít ỏi mà hai vợ chồng hằng ngày phải gồng lưng đẽo đá". Theo lời bà Xỉn, trước kia, để có nguyên liệu, người làm đá phải lên tận núi, tìm những tảng phù hợp tự đục, đẽo mang về. Khó nhất vẫn là công đoạn làm bóng hay tạo hình. Người thợ chỉ dùng búa đập theo chiều của tảng đá... "Không biết bao lần, chúng tôi đã chảy máu, bầm tay vì đá", bà nhớ lại. 

Phóng viên cũng đã gặp chị Đào Thị Ánh Nguyệt, 46 tuổi. Chị xòe đôi bàn tay chai sần phân trần: "Tôi làm nghề này đã 30 năm. Đã nhiều lần tôi định bỏ nghề, nhưng bỏ thì biết làm gì" Mà bỏ cũng khó vì bao năm nay nó gắn với đời sống của mình". Chị cho hay có dạo chị đã thử bỏ nghề một tuần, kết quả nghề thì không thể bỏ mà ngược lại bị bệnh không đi nổi. Hiện trong gia đình chị, hai trong số ba người con cũng tiếp tục nối nghiệp mẹ theo học làm đá cho những cơ sở sản xuất trong làng.  Nói về nghề đá, anh thợ đá Lê Thọ Sơn, 29 tuổi, có dáng người nhỏ nhắn, từng tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật từ Thanh Hóa lặn lội vào Bửu Long để được học thêm nghề. Sau gần 10 năm gắn bó, Sơn đã cho ra đời hơn 1 ngàn tác phẩm. Anh Sơn cho biết đá ở đây hội tụ từ nhiều vùng, rất đa dạng. Nào là đá đỏ, đen của Bình Định, đá xanh của Phan Rang, đá tím của Khánh Hòa, đá xám ở Bà Rịa. Nhưng chất liệu đặc biệt nhất làm nên nét rất riêng của làng đá chính là đá xanh Bửu Long. Tuy không lấp lánh, không có hoa văn, nhưng đá Bửu Long có màu xanh nhạt rất đặc biệt, phù hợp với việc thiết kế, xây dựng hay thực hiện những tác phẩm điêu khắc. Những tảng đá xanh được lấy từ núi Châu Thới, qua bàn tay tài hoa của người thợ, đá được thổi hồn thành những tác phẩm có giá trị như tháp sen, tượng đúc và cả những chú rồng, lân hay sư tử dũng mãnh.

Bạn,

Cũng theo báo Người Lao Động, ở Bửu Long, dọc tỉnh lộ 24, nhà nhà đều có đá chất chồng như núi. Khoảng 50% dân ở đây sống bằng nghề làm đá. Làng cũng là nơi quy tụ nhiều người thợ có tay nghề từ các vùng khác đến. Những tấm bia đủ kích cỡ, những đài sen, tượng phật, nàng tiên cá có mặt khắp các cơ sở trong làng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.