Hôm nay,  

Chuyện Làng Đá

12/13/200600:00:00(View: 3396)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Đông Nam phần, có một làng  nổi tiếng về nghề đẻo đá tạo thành các bia, tượng mỹ thuật. Đó là làng đá Bửu Long thuộc địa phận  thành phố Biên Hòa. Làng này đã được hình thành rất lâu rồi, lâu đến nỗi không còn ai nhớ đó là năm nào, dân làng chỉ nghe kể lại rằng lúc đó, từ Quảng Đông (Trung Quốc), những lưu dân theo đường biển đến Gia Định, men theo nhánh sông Đồng Nai rồi dừng chân ở Bửu Long. Làng đá Bửu Long có từ đó và tồn tại đến ngày nay, gắn chặt bao đời đá với người. Báo Người Lao Động ghi nhận toàn cảnh về làng đá này qua đoạn ký sự như sau.

Tại Bửu Long có hàng trăm gia đình làm đá. Vợ chồng ông Trương Ứng Tân và bà Huỳnh Thị Xỉn, gắn bó với nghề làm đá từ 40 năm nay. Bà Xỉn tâm sự: "Nghề làm đá nuôi sống chúng tôi. Tuổi thơ tôi là những tháng ngày trốn cạnh những tảng đá to, nhỏ của trò chơi cút bắt. Lớn lên, lấy chồng cũng dân làm đá. Rồi 8 đứa con lần lượt chào đời và lớn lên bằng số tiền ít ỏi mà hai vợ chồng hằng ngày phải gồng lưng đẽo đá". Theo lời bà Xỉn, trước kia, để có nguyên liệu, người làm đá phải lên tận núi, tìm những tảng phù hợp tự đục, đẽo mang về. Khó nhất vẫn là công đoạn làm bóng hay tạo hình. Người thợ chỉ dùng búa đập theo chiều của tảng đá... "Không biết bao lần, chúng tôi đã chảy máu, bầm tay vì đá", bà nhớ lại. 

Phóng viên cũng đã gặp chị Đào Thị Ánh Nguyệt, 46 tuổi. Chị xòe đôi bàn tay chai sần phân trần: "Tôi làm nghề này đã 30 năm. Đã nhiều lần tôi định bỏ nghề, nhưng bỏ thì biết làm gì" Mà bỏ cũng khó vì bao năm nay nó gắn với đời sống của mình". Chị cho hay có dạo chị đã thử bỏ nghề một tuần, kết quả nghề thì không thể bỏ mà ngược lại bị bệnh không đi nổi. Hiện trong gia đình chị, hai trong số ba người con cũng tiếp tục nối nghiệp mẹ theo học làm đá cho những cơ sở sản xuất trong làng.  Nói về nghề đá, anh thợ đá Lê Thọ Sơn, 29 tuổi, có dáng người nhỏ nhắn, từng tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật từ Thanh Hóa lặn lội vào Bửu Long để được học thêm nghề. Sau gần 10 năm gắn bó, Sơn đã cho ra đời hơn 1 ngàn tác phẩm. Anh Sơn cho biết đá ở đây hội tụ từ nhiều vùng, rất đa dạng. Nào là đá đỏ, đen của Bình Định, đá xanh của Phan Rang, đá tím của Khánh Hòa, đá xám ở Bà Rịa. Nhưng chất liệu đặc biệt nhất làm nên nét rất riêng của làng đá chính là đá xanh Bửu Long. Tuy không lấp lánh, không có hoa văn, nhưng đá Bửu Long có màu xanh nhạt rất đặc biệt, phù hợp với việc thiết kế, xây dựng hay thực hiện những tác phẩm điêu khắc. Những tảng đá xanh được lấy từ núi Châu Thới, qua bàn tay tài hoa của người thợ, đá được thổi hồn thành những tác phẩm có giá trị như tháp sen, tượng đúc và cả những chú rồng, lân hay sư tử dũng mãnh.

Bạn,

Cũng theo báo Người Lao Động, ở Bửu Long, dọc tỉnh lộ 24, nhà nhà đều có đá chất chồng như núi. Khoảng 50% dân ở đây sống bằng nghề làm đá. Làng cũng là nơi quy tụ nhiều người thợ có tay nghề từ các vùng khác đến. Những tấm bia đủ kích cỡ, những đài sen, tượng phật, nàng tiên cá có mặt khắp các cơ sở trong làng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.