Hôm nay,  

Bán Lúa Mua Nước Uống

17/11/200600:00:00(Xem: 2630)

Bán Lúa Mua Nước Uống

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, chỉ cách nội ô thành phố chưa đầy 1km, nhưng đến nay hơn 2 ngàn 500 gia đình cư dân trong phường này vẫn qua lại trung tâm thành phố bằng đò ngang. Và để có nước sạch sử dụng, không ít người phải bán lúa gạo để mua nước. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng tại phường này như sau.

Tại thôn Trung Lương, phường Hòa Xuân, phóng viên gặp bà Đặng Thị Hoa. Vừa quảy đôi gánh nước, bà nói chuyện: "Cả làng đều sống nhờ nước của cái giếng Hộc này". Ở giữa đồng ruộng và chỉ sâu chưa tới 3m, nhưng cái giếng Hộc ở thôn Trung Lương từ mấy chục năm qua là nơi cung cấp nước cho gần một nửa phường Hòa Xuân. Từ Cẩm Chánh, Trung Lương đến Cồn Dầu, Lỗ Giáng... mỗi ngày có hàng trăm người đến chở nước về sử dụng. Mỗi người một chiếc gàu, cứ thế thi nhau múc cho đến khi gần cạn, nước chuyển sang màu đục của nước ruộng thì dừng lại. Bà Hoa bảo rằng do giếng quá gần ruộng lúa nên nước từ ngoài thẩm lậu vào rất nhanh. Vào mùa mưa lũ, nước ngoài ruộng tràn cả vào giếng kéo theo cá, ốc đến ở.

Là người Hòa Xuân nên ông Huỳnh Văn Nam (thôn Trung Lương) hiểu rõ vùng đất thấp trũng quê mình. Ông nói: "Cả làng chỉ có mỗi giếng Hộc là nước ngọt quanh năm. Còn tất cả nơi khác khi đào lên giếng đều bị phèn và nhiễm mặn. Nước ấy chỉ để tắm giặt". Khổ nỗi mấy năm trở lại đây giếng Hộc cũng bị ô nhiễm mà nguyên nhân là do hóa chất, phân bón từ ruộng theo mạch nước ngấm vào. Vậy nên vào mùa lúa, nhiều gia đình đã phải hạn chế sử dụng nước giếng Hộc. Vì vậy ở Hòa Xuân nhà nào cũng xây một bể chứa lớn để hứng trữ nước mưa, có nhà sắm đến dăm bảy cái. Tuy nhiên cũng chỉ dùng được một mùa, các mùa còn lại hoặc là tiếp tục dùng nước giếng Hộc hoặc phải đi mua nước máy từ Cầu Đỏ với giá 2 ngàn/ thùng 20 lít. "Nhà tôi có khi phải bán cả tạ lúa mới trả đủ tiền mua nước", bà Hoa than thở như thế. Tương tự, hàng trăm gia đình ở các thôn Cồn Dầu, Trung Lương, Lỗ Giáng của phường Hòa Xuân cũng phải mua nước sạch về uống từ tiền bán lúa, gạo.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, dù chỉ cách 1 siêu thị ở nội ô thành phố chưa đầy 1km nhưng người dân Hòa Xuân phải đi đường vòng gần 10km mới đến nơi. Để tiết kiệm thời gian, hơn một nửa dân phường Hòa Xuân, nhất là học sinh, đã chọn chiếc đò ngang qua sông. Nhiều người dân thôn Trung Lương thường xuyên đi đò lo lắng: "Nằm giữa vùng trống nên vào mùa gió chướng sợ nhất là lốc xoáy..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.