Hôm nay,  

Nữ Thần Phù Trợ Sinh Đẻ

03/09/200600:00:00(Xem: 2404)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, có  chùa  Bà Đức Sanh là nơi thờ các vị nữ thần phù trợ sinh đẻ của giới phụ nữ. Đây là loại hình tín ngưỡng thờ mẫu dân gian duy nhất ở Bình Thuận nói riêng và vùng cực nam của miền Trung nói chung. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Bà Đức Sanh gắn với tiến trình di dân của những bộ phận cư dân các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi vào Nam để khẩn hoang tạo lập cuộc sống mới.  Báo Bình Thuận ghi nhận về lịch sử ngôi chùa này như sau.
Trong xã hội  Việt Nam ngày xưa, đối người phụ nữ việc sinh đẻ rất hệ trọng, nếu lấy chồng mà không sinh con để nối dõi tông đường là điều đau khổ, tủi nhục và cay đắng. Do đó chùa Bà Đức Sanh ra đời là nơi để giới phụ nữ gởi gắm niềm tin, hoàn thành ý nguyện và  thực hiện thiên chức làm mẹ của mình. Theo các nguồn tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ tại chùa,  thuở mới tạo lập dưới đời vua Thiệu Trị (1844) Đức Sanh Tự chỉ là một am nhỏ, đến năm Tự Đức thứ 6 (1853) chính thức xây dựng Đức Sanh Tự kiên cố và tồn tại đến ngày nay. Chùa Bà Đức Sanh thực ra là một ngôi đền thờ các vị nữ thần gắn liền với tín ngưỡng dân gian, phù hộ cho việc mang thai, sinh đẻ và nuôi con của giới phụ nữ. Trải qua thời gian thực tế, niềm tin vào sự linh hiển, luôn bảo bọc, phù hộ và đối với những người đến khấu cầu thai nhi được mẹ tròn con vuông nên mọi người tôn sùng gọi là Chùa Bà Đức Sanh. Chùa Bà Đức Sanh là nét đẹp văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, một loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian độc đáo và hiếm thấy ở miền Nam. Chùa Bà Đức Sanh đã trải qua hơn 150 năm tồn tại và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo vào các năm Nhâm Dần (1902), Tân Hợi (1911), Giáp Tí (1924) và một số lần trùng tu nhỏ khác.

Nằm ở  trung tâm thành phố Phan Thiết với sự diễn biến gay gắt của quá trình đô thị hóa và xâm thực của thiên nhiên vùng biển nhưng chùa Bà Đức Sanh vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu khởi dựng.Quần thể kiến trúc nghệ thuật chùa bà Đức Sanh bao gồm: Chính Môn, Cổng Tam Quan, Tiền Sảnh, nhà Võ Ca, Chính Điện, nhà Nhóm, nhà Khói và Cổng Hậu. Những công trình chính ở đây được bố trí theo chữ Tam, trong kết cấu kiến trúc, các nghệ nhân ngày trước đã sử dụng lối kiến trúc dân gian tiêu biểu đó là "Trùng thiềm điệp ốc" để nối ráp, lắp ghép các hạng mục chính với nhau. Mỗi nóc có một chức năng, kiểu dáng riêng nhưng tất cả đều được bố trí rất hài hòa bổ trợ cho nhau tạo nên một quần thể kiến trúc bề thế và trang nghiêm.
Bạn,
Cũng theo báo Bình Thuận, Chùa Bà Đức Sanh còn lưu giữ  nhiều di vật cổ có giá trị về điểu khắc nghệ thuật và lịch sử văn hóa. Đáng kể nhất là các hương án, khám thờ, bao lam, thủ quyền bài trí bên trong nội thất. Bằng bàn tay tài hoa, khéo léo của mình các nghệ nhân xưa đã sử dụng các loại gỗ quý ở địa phương khác chạm các hình tượng tứ linh như: mai, lan, cúc trúc, lân, long, quy, phụng, cảnh sơn thủy, chim muông, hoa quả, dây leo... bài trí rất sống động, hai hòa tạo nên những tác phẩm điểu khắc nghệ thuật hoàn mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.