Hôm nay,  

Trà Giang Sa Ngư

3/13/200600:00:00(View: 6166)
Bạn,

Theo báo SGGP, tại miền Trung, trong các món ăn đặc sản có món cá bống kho tiêu từ lâu trở thành món ăn truyền thống trên mâm cơm của nhiều gia đình, đặc biệt người dân quanh sông Trà Khúc Quảng Ngãi có món cá bống chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Hiện nay, nguồn cá trên sông này không còn nhiều, và món cá bống sông Trà đang dần mai một. Trong khi đó, cuộc mưu sinh của những người dân bắt cá bống trên sông Trà cũng vô cùng gian nan như ghi nhận của 1 phóng viên báo SGGP qua đoạn ký sự như sau..

Bây giờ không phải chính vụ mùa bắt cá bống, nhưng phóng viên vẫn theo chân những người đi bắt loại cá bống cát ở sông Trà Khúc, mới biết nghề bắt cá bống lắm công phu. Chờ lúc trời gần sáng, khi thủy triều xuống thấp nhất, phóng viên cùng anh Nguyễn Văn Thạnh, một người chuyên làm nghề bắt cá bống ở vùng Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi mang những ống tre làm dụng cụ bắt cá lên đường. Nước sông Trà Khúc mùa này khá lớn. Xung quanh phóng viên, những người chuyên làm nghề bắt cá bống cũng bắt đầu vác những ống tre ra sông. Trời chưa sáng rõ nên không nhìn thấy mặt người, chỉ nghe tiếng nói chuyện âm vang một khúc sông. Vác đống ống tre trên vai, anh Thạnh lội ra gần giữa sông, chọn chỗ lạch sông vừa tầm ống nhẹ nhàng cắm từng chiếc ống trống xuống mặt nước. Nguyên tắc cắm loại ống trống bắt cá bống là cắm từng chiếc ống theo từng hàng ngang nhau, thẳng góc với dòng nước, cách đáy sông khoảng 3 tấc, ống này cách ống kia chừng 2 mét rồi chờ đến sáng hôm sau thu hoạch cá.

Dụng cụ bắt cá bống là chiếc ống tre dài khoảng 1 mét, có chừa đốt ở giữa đoạn, trống hai đầu, dùng một cọc nhọn cắm xuống nước, cho cá chui vào ở. Sáng sớm hôm sau, phóng viên theo anh Thạnh đi trút ống, với chiếc giỏ tre (gọi là chiếc "vịt") đan bằng nan tre để đựng cá. Khi bắt cá, người bắt đưa hai tay nhè nhẹ bịt lấy hai đầu ống mang lên khỏi mặt nước rồi trút nhanh vào chiếc "vịt". Xong, lại cắm ống về vị trí cũ. Những cử động của người trút ống hết sức nhẹ nhàng, nhanh tay để tránh gây tiếng động dễ làm cho cá ở trong các ống khác chạy trốn. Sáng đó, 10 chiếc ống tre của anh Thạnh chỉ thu có được hơn ký cá.

Bạn,

Cũng theo SGGP, ở quanh sông Trà thuộc vùng Tịnh Long, trước đây, những người chuyên đặt ống cá bống khoảng vài chục, nay chỉ còn trên dưới mười người. Số người chuyên khai thác cá bống cát đã giảm rõ rệt do từ ngày có đập Thạch Nham, nước sông Trà mùa nắng rất cạn, nguồn nước lại bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy, cùng tình trạng khai thác quá mức đã làm cá bống sông Trà trở thành của hiếm. Anh Thạnh thở dài với phóng viên: "Cá sông Trà còn ít quá, rồi đặc sản Quảng Ngãi trên bao bì mỗi hũ cá bống chỉ còn là hình thức thôi...". Nghe anh Thạnh nói, phóng viên mới thấy thương con cá bống vùng sông nước Trà giang.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.