Hôm nay,  

Người Tạo Hồn Tiếng Trống

21/04/200000:00:00(Xem: 5648)
Bạn,
Nhân vật được nhắc đến trong lá thư này là một người làm trống nổi tiếng ở miền Nam, hiện cư ngụ tại tỉnh Đồng Nai. Đó là anh Phạm Chí Hoàn mà cả gia đình đã bốn đời làm trống. Anh đã học nghề này từ người cha và nghề này đã đi vào thịt của anh khi còn nhỏ xíu. Anh thường nghe người cha kể về cái nghề truyền thống, kể về ông nội, ông cố cũng theo nghề làm trống. Do cuộc sống khó khăn, cách đây 17 năm, vào năm 1983, anh đi khắp các tỉnh, làm đủ mọi nghề nhưng vẫn không quên nghề làm trống vì đó là cái nghề kiếm cơm chủ yếu của anh. Ấy thế mà vài năm định cư ở Đồng Nai chỉ chuyên chăn nuôi, anh cứ ngỡ mình có lẽ bỏ hẳn nghề gia truyền nhưng duyên nợ thế nào khi về quê đón vợ vào thì niềm đam mê của nghệ nhân làm trống thúc giục anh về với nghề trống thuở nào. Với tài năng và kỹ thuật do người cha truyền lại, anh đã tạo hồn cho tiếng trống. Báo Tuổi Trẻ đã viết về anh như sau.

Trước đây, anh cũng từng ước ao có một cửa tiệm để giới thiệu sản phẩm do chính tay mình làm ra, ngặt một nỗi cứ chu du hoài, không ổn định do đó cửa tiệm vẫn là trong mơ. Khi quyết định an cư ở Đồng Nai thì anh bắt đầu gầy dựng cơ sở tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đến nay cơ sở này đã được gần 6 năm và cũng chỉ do một mình anh đảm nhiệm tất cả các quy trình.

Trống là loại thuộc bộ gõ. Anh giải thích tiếng trống lúc ấm lúc vang, lúc thùng thùng, lúc tung tung là do nhiều yếu tố tác động. Ngoài cách đánh của người đánh trống còn tùy thuộc vào loại da bưng mặt, loại gỗ làm dăm đựng khung. Chỉ có da trâu làm mặt và gỗ mít làm khung là nguyên liệu tốt nhất. Theo anh, ai yêu cầu làm trống mà đánh vào tiếng kêu thật vang và đanh thì anh chọn miếng da ở mông con trâu để bưng mặt trống, còn bình thường thì làm da ở lưng. Anh làm đủ các loại trống, từ những cái nhỏ nhất, gọi là trống bỏi, mặt trống có đường kính khoảng 5-6cm, dùng làm đồ chơi đến các trống lớn dùng trong lễ hội, đình chùa hay trường học. Loại trống thông dụng nhất mà anh vẫn làm là loại trống có đường kính 48-50 cm, chiều cao khoảng 70-80 cm.

Anh đã nhiều lần làm trống lớn, trong đó có cả cái trống được bạn hàng đặt để bán cho một người Nhật mang về nước, nhưng có lẽ vì ấn tượng nên anh chỉ nhớ một cái trống của một ngôi chùa tận Cần Thơ lên Trảng Bom đặt anh làm: trống có chiều cao 2.2 mét và đường kính hơn 1 mét. Hôm phóng viên đến, anh đang làm trống loại trung theo đơn đặt hàng 200 cái của một tiệm bán nhạc cụ dân tộc ở Sài Gòn đặt anh làm để xuất sang Nhật. Loại trống này làm bằng khung tiện, không phải ghép các dăm lại với nhau, mặt trống phải tẩy trắng, không giống những trống mà người ta thường thấy là mang màu nguyên xi của da trâu.

Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, anh Hoàn cho rằng học làm trống ngoài sự đam mê còn cần phải có tính chuyên cần chịu khó và nhất là cái tâm của nghề. Tâm tình với phóng viên, anh cho biết nghề này chỉ được truyền cho người trong nhà, dòng họ mà thôi. Điều đó đã giải thích vì sao cơ sở của anh chỉ có mình anh vừa là ông chủ vừa là thợ. Hai người con trai của anh ngoài giờ học ra đã được anh dạy làm, nhưng hiện tại cậu nào cũng chăm chăm luyện thi đại học, không muốn mở tiệm làm trống như cha mình. Khi được hỏi nếu như không dạy cho người khác mà con anh sau này lại không làm nữa, anh không sợ mất nghề hay sao, thì anh Hoàn trả lời: Chúng nó đã biết làm, tôi biết nghề của tôi không mất, lúc nào tôi cũng nhắc chúng có nghề thì phải giữ lấy nghề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.