Hôm nay,  

Đồ Chơi Dân Gian

6/6/199900:00:00(View: 8376)
Thời thơ ấu của bạn đã quen với những đồ chơi như lồng đèn dịp Tết Trung Thu, như bầu cua cá cọp dịp Tết Nguyên Đán... nhưng chắc chắn bạn chưa thể biết hết những đồ chơi truyền thống ở nhiều miền đất nước khác nhau của dân tộc. Đồ chơi không riêng định hình tuổi thơ chúng ta, nhưng còn là những nét độc đáo của từng dân tộc. Dưới đây là các phần trích một bài nghiên cứu về đồ chơi dân gian VN từ báo trong nước.
Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đã giúp cho đồ chơi dân gian Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Những chất liệu có sẵn như đất nung, bột nếp nhuộm phẩm, gỗ đá, mây tre..., nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, đã được "thăng hoa" thành những loại đồ chơi sinh động, hấp dẫn. Đồ chơi dân gian không chỉ đáp ứng việc vui chơi, giải trí cho trẻ em, mà còn nâng cao nhận thức về thiên nhiên - đất nước - con người, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
Có những đồ chơi dân gian trở thành kỷ niệm sâu sắc trong tâm khảm con người ngay cả khi tuổi thơ trôi qua từ rất lâu rồi.
U bán một thúng khoai non
Mua tiến sĩ giấy cho con chơi Rằm
Vinh quy ở lại xóm Đầm
Đêm ôm tiến sĩ con nằm với U.
(Hoài Thu - Nguyễn Đỗ Lưu)
Hầu hết đồ chơi dân gian thường gợi lên một cảm hứng thi ca, một âm hưởng câu chuyện cổ tích, thần thoại, một khúc đồng dao, một câu ca dao ngọt ngào, quyến rũ do bao đời truyền lại.
Cũng như các nước trên thế giới, kho tàng đồ chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng bởi mỗi dân tộc, mỗi thời đại lại có những sáng tạo, cải tiến đồ chơi một cách khác nhau để phù hợp với tâm lý văn hóa cộng đồng, điều kiện tự nhiên của từng vùng miền.
Từ những chất liệu bình dị, có sẵn trong thiên nhiên, đời sống hằng ngày: đất nung, bột nếp nhuộm phẩm, gỗ đá, mây tre, rơm rạ, giấy mã, sắt tây, da thuộc, vải... qua bàn tay tài khéo và trí tưởng tượng mãnh liệt của nghệ nhân ở các làng quê đã "thăng hoa" thành các loại đồ chơi sinh động, hấp dẫn. Đồ chơi "khâu, tết" bằng vải ngũ sắc thành "bùa tu bùa túi" xinh xinh đựng hương thơm cỏ cây, mẩu gừng, nhánh tỏi để trẻ em đeo ngực vào dịp Tết Đoan Ngọ (5-5 âm lịch) vừa trang sức vừa trừ tà. Mây tre đan nhuộm phẩm mầu làm đồ chơi: lồng gà, lồng chim, quạt, rổ rá, làn... Lá dừa, lá cọ, rơm rạ "tết" con tôm, con cá, châu chấu, ve sầu, chong chóng và hình người. Bột nếp rực rỡ "bảy sắc cầu vồng" nhào nặn thành các con giống (tò he) và các nhân vật theo mẫu trong các tích truyện "Tây du ký", "Tam quốc diễn nghĩa", "Đông chu liệt quốc" hoặc các câu chuyện dân gian... Những con tò he làm rạo rực nhiều thế hệ ở các vùng quê bắc bộ trong các phiên chợ vào dịp hội hè lễ tết truyền thống.

Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) có thể nói là... đại hội đèn: đèn xếp, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con cá, con tôm... được phết dán bằng giấy bóng kính, giấy trang kim. Ngoài ra là những đồ chơi gò bồi giấy: ông phỗng (tiến sĩ giấy), lật đật, đầu sư tử...
Mỗi loại đồ chơi tạo hình bằng các chất loại khác nhau đều có những âm vang thú vị trong lịch sử. Theo các nhà khảo cổ học, đồ chơi đất nung ở Việt Nam đã xuất hiện rất sớm. Tượng đầu gà đất nung ở Xóm Rền và cặp tượng gà "Trống - Mái" ở di chỉ Đồng Đậu (tỉnh Phú Thọ) có niên đại cách đây hơn 3000 năm (hình thức thể hiện có nhiều nét tương đồng với loại tượng nhỏ đồ chơi đất nung dân gian ngày nay). Những nơi nổi tiếng về đồ chơi đất nung: làng Khê (Hoa Lư - Tiên Hưng - Thái Bình), làng Tiên Hội (An Lão - Kiến An - Hải Phòng) và thành phố Nam Định, làng Phúc Tích, Nam Thanh (cố đô Huế)...
Một số du khách nước ngoài đến Việt Nam đã say mê kiếm tìm đồ chơi dân gian (rối cạn, rối nước, búp bê vải - gỗ, những con tu huýt bằng đất nung, mặt nạ bằng nan tre sơn mầu) và mua với giá 10-15 USD/1 con rối. Họ cho biết: "Hiện nay các nước phương Tây không thích dùng đồ chơi thực dụng hoặc có tính bạo lực, thiếu tính mỹ thuật mà người ta đang hướng về phương Đông, châu Á để mua đồ chơi dân gian đậm đà sắc thái bản địa nhằm nghiên cứu, học tập, sử dụng".
Việt Nam có nhiều đồ chơi truyền thống rất quý, tiếc thay đang bị mai một hoặc chưa phát triển rộng rãi được. Diều Huế là một trường hợp như vậy. Đặc phẩm ấy ban đầu xuất phát từ trò chơi dân gian của trẻ em đồng quê nhưng sau này đã được sáng tạo, nâng cao trở thành bộ môn văn hóa - thể thao dùng trong lễ hội cung đình nhà Nguyễn và gần đây tham dự các Festival quốc tế được tán thưởng nồng nhiệt. Có điều diều Huế vẫn ở dạng sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc nhất, đơn lẻ chưa được sản xuất phổ biến, đại trà theo công nghệ hiện đại để trẻ em vui chơi giải trí trong dịp hè - thu.
Muốn khai thác đồ chơi dân gian một cách hữu hiệu trước hết cần thống kê các loại hình và chọn lọc ra một số đồ chơi dân gian tiêu biểu cho văn hóa đồ chơi Việt Nam rồi phục hồi, nâng cao về kỹ thuật, mỹ thuật. Thay đổi mẫu mã cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn và thay đổi cải tiến quy trình công nghệ, tăng cường tính chất động cho đồ chơi dân gian.
Đầu tư cho đồ chơi dân gian một cách thích đáng thì hiệu quả đem lại hẳn là to lớn: bản sắc văn hóa dân tộc không bị phôi pha quên lãng trong sản phẩm đồ chơi của trẻ thơ đồng thời tạo ra không khí lành mạnh bổ ích góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và khả năng sáng tạo cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Bên cạnh đó có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xăng giả làm cháy xe khách? Hay vì nổ bánh xe gây ra? Câu chuyện ở Sóc Trăng: Cháy xe khách ở Sóc Trăng, có liên quan đến xăng giả Trịnh Sướng?
“Điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia quy định: Quảng cáo không thể hiện các nội dung như: Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Miền Tây bị cơn thiếu nước hành thê thảm… Báo Con Người & Thiên Nhiên kể: Mấy tháng nay, người dân ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang khổ sở với đợt hạn hán gay gắt. Họ mòn mỏi chờ mưa xuống do không thể sạ lúa
Xuất cảnh là phải nộp thuế… Hóa ra trước giờ, trốn thuế vẫn được xuât cảnh chăng?
Chuyện thanh tra tới vòi tiền là bình thường… nhưng bị lộ mới là chuyện lạ… Báo Thanh Niên kể: Liên quan đến vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản hành vi vòi tiền ngày 12.6, đến chiều ngày 13/6/2019, nhóm 5 cán bộ trong đoàn thanh tra Bộ này vẫn bị tạm giữ tại Vĩnh Phúc.
Cho vay cắt cổ là hiện tượng phổ biến… Cá mập chủ nợ nhìn đâu cũng thấy… Báo Sức Khỏe & Đời Sống kể chuyện Nha Trang: Nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang phát triển ngày càng rầm rộ và phức tạp ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Báo Giác Ngộ kể về vị Đại đức mở lớp dạy ngoại ngữ, kỹ năng cho bạn trẻ… Đây hẳn nhiên là một mô hình cần áp dụng ở khắp nơi để giúp giới trẻ học tiếng Anh sớm hơn.
Lại chuyện bằng cấp bất minh… Hiệu Trưởng Đại Học cũng lộ ra chuyện bằng cấp… Báo Thanh Niên hỏi: Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng bằng cấp có hợp pháp không?
Thôn tính… Tàu thôn tính Ta… Đó là chuyện doanh nghiệp. Báo Dân Trí kể chuyện và báo động “Cảnh báo doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thôn tính”… Cục Đầu tư nước ngoài nhận định việc gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể mang đến một số hệ lụy và cảnh báo nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần...
Trong khi đó, bản tin Vietnam Plus kể: Nhiều bệnh nhân ung thư không chết vì khối u mà chết vì suy dinh dưỡng. Việt Nam đang có khoảng 300.000 người mắc bệnh ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 115.000 người tử vong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.