Hôm nay,  

Người Đổ Rác “dân Lập”

29/10/199900:00:00(Xem: 6329)
Bạn,
Theo ước tính của ngành Giao thông Công chánh CSVN, mỗi ngày toàn thành phố Sài Gòn có khoảng 3.000 tấn rác, trong đó có đến 2/3 do các người đổ rác thuê thu dọn. Địa bàn của họ là những khu vực không do các công ty vệ sinh đảm trách. Đây là thành phần không có cơ quan nào quản lý, họ tự kết hợp với nhau thành từng tổ từ 3 đến 5 người, ngành quản lý dịch vụ vệ sinh và giao thông đặt cho họ cái tên là “người đổ rác dân lập”. Nếu tính trung bình mỗi ngày mỗi người đổ rác dân lập thu gom khoảng 500 kg/ ngày thì toàn Sài Gòn có khoảng 4,00 sống với nghiệp rác. Đó là chưa kể những người sống nhờ rác tại các bô rác, bãi rác tập trung.
Rác của người này lại là cơm áo của người kia, đó là sự thật. Với những người đổ rác dân lập, nhất là những người trực tiếp đi thu gom rác, thì nguồn sống của họ chủ yếu dựa rác phế liệu. Gom rác, với họ không phải là nghề mà là nghiệp. Họ theo cái nghiệp đơn giản chỉ vì gia đình họ có hai, ba đời làm rác. Họ không chỉ khổ mà còn gặp nhiều chuyện tang thương từ cái nghiệp ấy như câu chuyện sau đây trích từ báo Sài Gòn.
Anh Nguyễn Phú Minh-”chủ” một đường dây rác dân lập cho biết: Để có 2,2 triệu thu nhập hàng tháng, bốn anh em chúng tôi phải quần quật suốt 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. 4 giờ sáng, bằng chiếc xe lam cũ kỹ, họ xuất phát từ Sở Thùng, phường 11, Bình Thạnh, chạy riết đến xã An Bình, Thuận An, Bình Dương. Công việc của họ là thu gọn xấp xỉ 2 tấn rác trong ngày. Không chỉ thu dọn, họ còn phải đổ tung rác ra để bới tìm phế liệu, phân loại và bỏ riêng vào những cái bao. Sau đó họ mới dùng chân nén chặt khối rác ấy lại, để chở được càng nhiều càng tốt. Anh Minh nói: Tính ra, tiền thu gom rác mỗi người chỉ được 500 ngàn/tháng, nhưng nhờ kiếm thêm 30.000 đến 40.000 đồng tiền bán ve chai nên cũng tạm đủ sống. Nhưng việc thu hoạch ve chai cũng không đơn giản, trong rác có nhiều thứ kinh khủng lắm. Nhưng dơ đến mấy cũng phải bươi móc mới có cái mà ăn.

Bệnh lao và viêm hô hấp là nguy cơ chờ đợi bất kỳ người làm rác nào. Nhưng đó là chuyện còn xa. Trước mắt một tai nạn khác luôn rình rập họ: bị úp xe, gãy chân hoặc chấn thương cột sống. Cách nay khoảng 20 ngày, tại một con hẻm tại phường 17 Gò Vấp, trong lúc cặm cụi kéo rác ra bô, anh Nguyễn Văn Hoàng đã sơ ý để vấp một cục đá, xe đổ ụp về phía trước. Cả chiếc xe ba bánh với 500 kg rác đè-đã lấp kính thân gầy yếu của anh. May mà vợ và con anh đang kéo rác gần đó trông thấy la lên. Bà con đến phụ lôi anh ra và đưa vào bệnh viện. Bị xe rác đè gãy chân hay chấn thương cột sống đã không còn là chuyện xa lạ với những người đổ rác, bởi đây là một tai nạn phổ biến. Có những người do bị xe rác đè, bị nhiễm trùng rồi bị chết sau đó vài ngày như cái chết của ông Nguyễn Văn Vân 45 tuổi ở khu Sở Thùng.

Bạn,
Người đổ rác dân lập, tuy đã khổ đến mức tận cùng nhưng vẫn còn bị bóc lột bởi những cai thầu rác. Đó là những người nhận thầu rác nhưng không trực tiếp đi làm, mà thuê người khác làm để kiếm lời. Việc xóa bỏ cai thầu rác là rất khó khăn, vì khu vực thầu rác- báo trong nước gọi là đường rác- là cả gia sản của cai thầu. Tùy theo số hộ gia đình đổ rác mà mỗi đường rác có giá khác nhau. Nếu một đường rác có khoảng 200 hộ, tổng số tiền thu mỗi tháng khoảng 2.5 triệu đồng thì khu vực đó sẽ có giá thầu từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng, những người gom rác không thể nào có tiền để thầu một đường rác cho mình!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.