Hôm nay,  

Nghề Lồng Tiếng Cho Phim

07/03/200100:00:00(Xem: 5092)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, đến nay rất nhiều hãng phim VN vẫn chưa thực hiện một cách hoàn hảo kỹ thuật thu tiếng nói của diễn viên cùng lúc với hình ảnh, và đều đều phải thực hiện lồng tiếng trong giai đoạn hậu kỳ sau khi cuốn phim hoàn tất phần quay hình ảnh. Báo Tuổi Trẻ cho biết dựa theo con số được một diễn viên có nghề tay trái là lồng tiếng đưa ra thì hiện nay ở VN có chừng 20 diễn viên kịch làm thêm nghề lồng tiếng và số này đảm nhiệm việc lồng tiếng cho tất cả các bộ phim Việt Nam, cả phim nhựa và truyền hình. Con số này càng kinh hoàng hơn nữa khi riêng hãng phim truyền hình VN năm qua đã làm tới 123 tập phim, và hầu như đều phải qua giọng của vỏn vẹn 20 diễn viên lồng tiếng, chưa kể tất cả số diễn viên này đều thuộc các đoàn kịch và đều có những vai diễn của riêng mình.

Từ những con số nêu trên, báo Tuổi Trẻ nhận xét rằng nghề lồng tiếng ở VN đang bị thiếu người ở mức trầm trọng, và bắt đầu cái quy trình hai ngày, mỗi ngày ba buổi sáng, chiều, tối cho việc hoàn thành phần lồng tiếng cho một tập phim, chính vì thế mà việc làm lại vì lồng chưa được cũng phải phiên phiến mà cho qua, bởi một phần do thời gian quá ngặt, phần nữa là thiếu người, nhất là những khi ba bốn phim vào làm một lúc thì việc phim chờ người lồng tiếng, hay lồng tiếng cho xong kéo phim khác đang đợi lại càng có thể xảy ra.

Trình bày về khả năng người lồng tiếng, báo quốc nội viết: Điều cần nhất đối với diễn viên lồng tiếng là biết diễn giọng và phản ứng nhanh, ngoài ra là một chất giọng đẹp và chuẩn. Đến tận bây giờ khả năng diễn giọng của nhiều diễn viên lồng tiếng như Minh Hằng, Hoàng Dũng, Hương Dung... cho các vai chính diện, Văn Hiệp cho vai người thôn quê dường như chưa ai đạt đến. Và khi cần người lồng tiếng cho các vai trẻ tuổi, người ra vẫn phải cậy đến những cái giọng lớn tuổi hoặc ngược lại, hay một chất giọng thành thị trong một cô gái thôn quê vẫn cứ diễn ra đều đều hàng ngày trên màn ảnh.

Cũng theo báo quốc nội, khán giả đã từng thấy trên màn hình tivi diễn ra cảnh một cụ già hơn 70 tuổi cầm roi dạy cậu cháu hư đốn trước sự chứng kiến của nhiều bô lão trong làng, một cụ trong số đó lên tiếng can ngăn, nhưng thật bất ngờ, tiếng phát ra từ tivi chỉ như lời của một người đàn ông trung niên. Chuyện như thế là chuyện rất thường trong phim Việt Nam, nhất là phim truyền hình. Chuyện tiếng bất đồng với hình đã gây phản cảm không ít trong khán giả, nhưng những người làm thay đổi chuyện này lại chưa nghĩ tới tầm quan trọng thật sự của nó. Thu nhập của việc lồng tiếng một vai chính là 250 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng, trong một thời gian bình quân là hai ngày làm việc, tính ra thì có vẻ ít nhưng vì lắm vai nên khoản lồng tiếng này lại trở thành thu nhập chính của nhiều người trong số họ, hơn nữa lại có cơ hội được làm nghề nên ai nấy đều rất vui vẻ. Chính vì cái sự cho qua, sự chạy đua với thời gian, hơn nữa là sự coi nhẹ việc lồng tiếng, mà chất lượng của phim truyền hình bị giảm đi khá nhiều. Nhiều khi nghe tiếng và hình lộn xộn với nhau.

Bạn,
Báo quốc nội ghi nhận thêm rằng còn rất lâu các hãng phim VN mới có thể tiến đến việc thu tiếng và hình đồng thời như trong phim Gió qua miền tối sáng. Các hãng tuy đã biết có thể cẩn thận hơn nữa để tăng hiệu quả của phim mà không tốn kém gì thêm, nhưng việc này khó thực hiện khi nhiều người làm phim VN sẵn sàng chịu thúc thủ, thậm chí cho qua, và lúc nào cũng chỉ một lý do: kinh phí làm phim hiện đang rất thấp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.