Hôm nay,  

Trẻ Chở Hàng Lậu Mùa Lũ

24/10/200100:00:00(Xem: 4266)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, trong mùa lũ năm nay, dọc theo biên giới VN-Căm Bốt, thuộc địa phận An Giang, Đồng Tháp, hàng ngày có hàng ngàn trẻ em còng lưng trên những chiếc thuyền tam bản để vận chuyển hàng cho dân buôn lậu. Các em phải chấp nhận mọi rủi ro trên những vùng lũ đầy sóng dữ để đổi lấy những khoản tiền rất ít ỏi để giúp gia đình tạm qua cơn đói.

Phóng viên kể lại rằng trong một ngày ghé thăm xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc, đã thấy cả cánh đồng của xã chỉ là một biển nước trắng xóa. Đoạn biên giới An Giang-Cam Bốt này không còn thấy đâu là đường ranh để phân biệt ngoài chợ nổi hàng lậu Tà Mâu và hàng trăm chiếc xuồng của dân chèo thuê gồm cả thanh niên, phụ nữ, người già, nhưng có lẽ đông nhất vẫn là những đứa trẻ. Phần lớn các em chỉ 14-15 tuổi và trên ngực áo vẫn còn mang phù hiệu của các trường địa phương. Những tay buôn lậu khoái thuê các em nhỏ nghèo vận chuyển hàng cho mình là vì các em là những chú nai con sẵn sàng làm việc với bất cứ giá nào, dù tiền công một chuyến vượt lũ khó nhọc chưa đổi nổi 1 ký gạo.

Cũng theo báo TT, tại xã biên giới Vĩnh Xương, huyện Châu Phú, trên mặt sông rộng mênh mông nối hai bờ An Giang-Đồng Tháp và ranh giới Căm Bốt luôn luôn lúc ẩn lúc hiện những chiếc xuồng chở hàng lậu qua lại. Chiếc thì băng thẳng sang thả hàng ở xã Thường Phước, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Chiếc thì bạo gan thả ngược sông, qua mặt các trạm biên phòng, kiểm soát liên hợp, để đưa hàng sâu vào tỉnh theo ngả Châu Phú, Châu Đốc... Tý, một bé trai khoảng 13-14 tuổi, là học sinh đã bỏ học, vừa gập người cột dây xuồng vào gốc bạch đàn ở bờ sông vừa hổn hển khoe với phóng viên TT: Sáng giờ con chở lọt hai bao đường được 4 ngàn đồng rồi. Nhưng bạn khác cũng được mấy bao. Xã Vĩnh Xương chỉ có 6.8 km đường biên giới với Cam Bốt, nhưng hoạt động buôn lậu ở đây có phần phức tạp hơn nhiều nơi khác vì giáp ranh nhiều địa bàn mà nhất là có đường sông quốc tế và không chỉ tập trung một chợ hàng lậu duy nhất như gò Tà Mau. Tại một bến phà, phóng viên chứng kiến cảnh gặp hai chị em bé Dung đẫm mồ hôi đẩy hai chiếc xe đạp chở một bao đường cát chia đôi lên mỏ bàn phà. Bé chị 14 tuổi, bé em 12 tuổi rưỡi, sau khi đã chèo chống hơn 1 km vượt đồng lũ vùng biên lại cong lưng đạp tiếp gần 20 km từ chợ Vĩnh Xương lên chợ Châu Phú, để sau đó mỗi bé được nhận 3,500 đồng tiền công. Cả hai chị em đều không khóc thành tiếng, nhưng đôi mắt đỏ hoe khi kể rằng người mẹ của hai em đã bị lũ cuốn lúc đang vớt bông súng ngoài đồng, còn người cha ráng đi đai vác hồi mùa khô bị rắn độc cắn không chết nhưng đang nằm mẹp giường ở nhà.

Bạn,
Phóng viên tìm đến xóm nghèo của các đứa trẻ chèo thuê nằm dọc theo bờ kênh Vĩnh Tế, ở ấp 2, xã Vĩnh Nguơn. Một phụ nữ 40 tuổi, nhưng ốm yếu già sọm như người gần 60, cứ ngân ngấn nước mắt giải thích vì sao phải để cho con mình tên là Tú, 13 tuổi, phải nghỉ học đi chèo thuê: Có mẹ nào mà không muốn cho con đi ăn học đàng hoàng đâu" Thiệt lòng tụi tui cùng đường rồi. Vừa nói chị Ngọc vừa chỉ cho phóng viên xem chồng chị và anh của Tú là bé Tuấn đang nằm bẹp trong góc nhà. Chị nói: "Nhà nghèo quá, em cố được học thì anh phải nghỉ đi đai vác, chèo thuê để phụ giúp gia đình. Bây giờ cả cha con đều bệnh hoạn, cụp xương sống thì thằng em lại phải đi thay!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.