Trương Hàn Giang Đông khứ,
Chính trĩ thu phong thì.
Thiên thanh nhất nhạn viễn,
Hải khoát cô phàm trì.
Bạch nhật hành dục mộ,
Thương ba diểu nan kỳ.
Ngô Châu như kiến nguyệt,
Thiên lý hạnh tương ti (tư).
Lý Bạch
*
Bài dịch: Tiễn họ Trương đi Giang Đông
Vừa lúc Trương Hàn đến đất Đông
Heo may thu tiết lạnh se lòng
Trời xanh thăm thẳm con chim lượn
Biển rộng lặng lờ chiếc bách dong
Thấm thoát ngày qua mau tối đến
Trùng trùng sóng lạnh khó chờ trông
Ngô Châu đất nước soi vầng nguyệt
Nhìn dặm quan san vẫn nhớ mong.
Đan Phụng - dịch
*
Xuân rơi
Em ở đây giao mùa se tóc rối
Tết ba ngày giấc ngủ dỗ phôi pha
Tháng Hai về… xuôi đời như chiếc lá
Đã úa vàng chờ gió cuộn cành xa
Thay áo cũ khoác vào thân… áo cũ
Chỉ chuyện buồn mới quá chửa hư hao
Xuân thì trôi xuân thì buông mộng ảo
Có khi nào tình tự chẳng xanh xao
Một mình thôi vờ nhận đóa hoa yêu
Mình tự gửi ủi an ngày tháng dại
Cát bụi đưa chưa khuất cuộc tạ từ
Nâng niu mãi ngây thơ cùng tội lỗi
Lên phố xưa đứng nhìn chia hoang vắng
Những nồng nàn tì vệt giữa không gian
Trong thảng thốt thầm nghe bờ môi mặn
Anh bao giờ nhặt nỗi nhớ riêng em
KiếnAn
*
Cảm Tác Đầu Năm
(Bài xướng của cụ Trường-Giang, Thi Văn Đoàn Trưởng TVĐBP Hoa-Kỳ)
1.
Hoa đào tươi thắm đón Xuân sang,
Lựa vận thành chương gửi bạn vàng.
Chúc tụng đồng hương đều phú quý,
Chào mừng thi hữu thảy an khang.
Miệt mài sáng tác càng phong phú,
Liên tục tranh đua thật rộn ràng.
Tết đến dân mình còn đẵm lệ...
Nguyện cầu Đất Tổ sớm vinh quang.
2.
Vinh quang sớm đến với Quê nhà,
Đoàn kết cùng xây dựng Quốc Gia.
Hạnh phúc Đông Đoài sang tựa ngọc,
Tự Do Nam Bắc quý như ngà.
Văn chương vang tiếng trai nô nức,
Khoa học lừng danh gái thiết tha.
Quốc Tổ Hùng Vương đang réo gọi,
Trong tim ghi khắc chữ Sơn Hà...
3.
Sơn hà sẽ tới vận thăng hoa,
Hạnh phúc chen nhau đến mọi nhà.
Cả nước hân hoan chào ngũ phúc,
Toàn dân hứng khởi rước Tam Đa.
Hô hào thiếu nữ theo đường chính,
Vận động thanh niên tránh nẻo tà.
Luật tắc, đất tuần nhân có vận,
Lẽ thường, chánh trực thắng tà ma.
4.
Tà ma dẫn lối, quỷ đưa đường,
Tam nghiệp oan cừu chẳng vấn vương.
Dạy cháu sáng chiều rèn đạo lý,
Khuyên con khuya sớm luyện luân thường.
Chủ trương trị quốc khinh chuyên chính.
Phương pháp tề gia trọng kỷ cương.
Thương Ưởng (1) đa tài nhưng khiếm đức,
Nghìn sau trân quý kẻ khiêm nhường.
Trường-Giang
(1) Thương Ưởng là Tướng Quốc thời nhà Tần, đã lập ra thuyết Ngũ Gia Liên Bảo (giống như Tổ Tam Tam Chế của Việt Cộng thời nay), nghĩa là mọi người trong 5 gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm báo cáo lên nhà cầm quyền mọi hoạt động của nhau. Ai không tuân theo sẽ bị chém đầu. Sau vì phạm tội, ông trốn tránh. Khi xin vào nhà dân tạm trú, bị dân đi báo Nhà cầm quyền bắt giữ và bị chém đầu. Như vậy, Thương Ưởng đã bị giết do chính luật lệ vô nhân đạo của ông đặt ra.
*
Bao Giờ Thôi..."
Thân tặng TH
Bao giờ thôi đuổi bắt tình yêu
Thôi hẹn hò nhau sáng đến chiều
Chỉ để nói giăm câu vớ vẩn
Rằng sao không mở đọc email"
Lâu lắm, email có nhận đâu
Phone thì toàn nói chuyện trăng sao
Chuyện trời mưa nắng, lo lay off
Còn nợ duyên tình hẵng tính sau.
Có bản tình ca ai đó viết
Người con gái nói có là không
Nói yêu là ghét, sai đâu được
Ta hiểu ngược chiều, phải thế không"
Nghe nhé, sorry nàng nhạy cảm
Bây giờ thôi đuổi bắt tình yêu
Thôi hò hẹn, sợ đi sai hướng
Còn cuộc tình ta, xin đổi chiều
Đổi hướng và thay nhanh góc độ
Sao không xướng họa những vần thơ
Ca tình Dương Lễ, Lưu Bình, đã
Thành tấm gương soi mãi đến giờ"
Lưu Thái Dzo
*
Bến Thượng Hải
Phỏng dịch nhạc phẩm Trung Hoa: Thượng Hải thang
Sóng xô từng lớp dạt dào
Trôi đi ngàn dặm chẳng bao giờ ngừng
Sóng tình là chuyện thế gian
Vui buồn pha lẫn trăm ngàn buồn vui
Thành công thất bại trên đời
Yêu em hờn tủi, hỏi người biết chăng"
Tình này như thể dòng sông
Qua bao bờ bến rồi không trở về
Thủy chung giữ vẹn lời thề
Cuộc tình nhân thế trăm bề trái ngang
Nguyện cầu lòng mãi bình an
Cho từng đợt sóng xóa tan ưu sầu!
Việt Nhi
*
Tiếng Gõ Của Thời Gian
Khi xuân đến cho ngàn cây xanh lá
Cây cỏ xinh tươi đâm lộc nảy chồi
Đến lúc tàn khô, già úa thay ngôi
Vàng rơi rụng, vờn vờn bay lả chả
Khi xuân đến, muôn hoa thơm cỏ lạ
Nét mong manh, bừng nở nụ, đơm bông
Vàng đỏ trắng xanh lợt đậm ửng hồng
Rồi xuống sắc chỉ còn màu sậm tím
Khi xuân đến đua vờn, chim bay lượn
Tiếng líu lo, thay nhau hót, chuyền cành
Nắng hoen vàng cho mây trắng trời xanh
Chiều buông xuống, hoàng hôn, về tổ cũ.
Khi xuân đến, nhân gian cùng nhắn nhủ
Cùng mừng vui, chờ mùa mới xuân sang
Rồi trôi theo chiếc bóng của thời gian
Tuổi trẻ đi qua, tuổi già chồng chất
Khi xuân đến, hỏi xuân còn hay mất
Xuân rằng xuân, xuân cứ đến, xuân đi
Tuổi già thêm, già thêm nữa, còn gì
Tay chống gậy, mắt mờ, nhìn lộc thọ
Rồi xuân đến, tai lờ, nghe không rõ
Xuân đến rồi, xuân đến nữa phải không
Ta đã già như gỗ đá trổ bông
Nghe xuân đến, như cây khô, lay gốc
Thế mới biết thời gian là điểm mốc
Ta biết rồi, tiếng gõ của thời gian
Mỗi mùa xuân, cứ như thế băng ngang
Xuân chưa đến, ta đã về nguồn cội!
Mặc Giang
*
Một Mình Đi Biển
Thương yêu tặng hiền thê Băng Sơn và các con: Phú, Xuân, Trâm
Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển mồ côi một mình
Ca dao
Thương em đi biển một mình
Đi bao nhiêu chuyến vì tình yêu anh
Ngày nào mái tóc còn xanh
Giờ đây mái tóc vì anh phai màu
Nhưng tình còn mãi dạt dào
Cho anh từng phút ngọt ngào yêu thương
Cùng anh đi suốt con đường
Dù cho gian khổ đoạn trường cũng cam
Em là phụ nữ Việt Nam
“Làm anh say đắm, làm anh yêu trọn đời”.
Trương Ngọc Phương (Phương Hoài Sơn)
*
Xuân và bầy dã thú...
Mừng xuân đến, bầy súc sinh chu mỏ
Cố nhi nhô hoà nhịp, tiếng tơ đồng
Gã chó già, trơ trẽn, dốt, lại ngông (1)
Gục gặc sủa những lời vô ý thức
Trên chiếu đỏ sao vàng, bầy nghiệt súc
Ngồi ngu ngơ, đôi mắt dại vô hồn
Mụ cú già, đời rũ bóng hoàng hôn (2)
Đang nhồi phấn, trét son, lừa xuân đến
Đã bao Xuân, Đảng vẫn hoài "ngộ biến"
Lũ giành ăn, cắn, cấu, xé tơi bời
Đám trâu già vật mãi đã mòn hơi (3)
Nhưng cố ngáp, mắt đương còn đổ lửa
Cả một đám, loại thú hoang chầy bựa
Cốt căn "Hồ", tu luyện đã thành tinh
Đầy dân lành vào giữa cõi điêu linh
Thi nhau cướp, không đều, sinh ẩu đả
Lũ đầu nậu, cũng toàn loài chó má (4)
Từ thâm sơn, cùng cốc, vốn hoang sơ
Bản chất mang dòng máu loại Cáo, Hồ
Khoái hút máu, nhai xương người vô tội
Đất nước tôi đang ngập chìn tăm tối
Triệu oán than, bọn Lang Sói cầm quyền
Nát San Hà, máu lửa mãi triền miên
Đất biển mất, nỗi nhục, đau, dân tộc
Nay xuân đến, căm hờn, mờ Bản Giốc
Giọt sương buồn, bao phủ suối Phi Khanh
Nhân thế ơi! làm ngơ mãi sao đành
Xin thức tỉnh, đánh tan loài yêu nghiệt
(1) Nguyễn Xuân Hiển
(2) Tôn Nữ Thị Ninh
(3) Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Anh, Nguyễn Nam Khánh,v,v,, và hiện tượng tổng cục T2
(4) Bộ chỉ huy Thanh Lâu Bắc Bộ Phủ
Phạm thanh Phương
*
Ta Về
Một mai ta sẽ trở về
Bóng ta gọi nắng con đê đầu làng
Quốc ca từng nhịp hát vang
Gió reo và lá cờ vàng tung bay
Cây đa ấy, lũy tre này
Đón ta lá cũng vẫy tay lá mừng
Ta về, mắt mẹ rưng rưng
Núi sông vào hội trùng phùng hoa đăng
Ta về, phố cũ ta thăm
Đem tin vui xóa đau thầm, giải oan
Ta về, lòng biển hân hoan
Sóng reo mừng nước Việt Nam hoàn hồn
Ta về, rừng cũ ta hôn
Từng viên đất lạnh vùi chôn bạn tù
Gọi hồn từ cõi âm u
Đứng lên rũ sạch thiên thu oán hờn
Ta về, ghé đỉnh Trường Sơn
Hiển linh Tử sĩ thoát hồn vào mây
Ta quỳ, ôm nhánh cỏ may
Vô danh, muôn thuở còn đây, anh hùng
Ta về, ơi núi, ơi sông
Cờ bay vàng khắp ruộng đồng như hoa...
Ngô Minh Hằng
*
Xuân Cảm
Mơ ước từ lâu cảnh thái bình
Xuân về thêm rạng ánh bình minh
Nợ quê, mấy độ chưa vơi nợ
Tình nước, bao năm chửa vẹn tình
Bá đạo chưa tiêu, còn khốn khổ
Bạo quyền chửa diệt, vẫn điêu linh
Bao giờ ta có ngày xum họp
Một mái nhà xưa rạng rỡ xinh"
Trần Ngân Tiêu
*
Giấc Mơ Hoa
Vung kiếm thép trăng sao đều cúi mặt
Cho Việt Nam rạng ánh Thái Dương soi
Ba mươi năm ôm mối nhục khôn nguôi
Thân ly xứ như khói sương đầu núi
Áo lưu vong sao vẫn còn mang mãi
Để từng đêm ôm giấc mộng Kinh Kha
Có những đêm ta mơ dáng ngọc ngà
Em lộng lẫy như Thiên Thần xứ Việt
Lá cờ vàng! Ôi! Thiêng liêng diễm tuyệt!
Dìu ta đi bên suối nhạc Tự do
Từng bước đi ta thăm lại thành đô
Em phất phới dáng uy nghi rạng rỡ
Bao cảm xúc chứa chan trong giấc ngủ
Ngực dâng đầy hùng khí của Cha, Ông
Kiếm thép ơi! Giúp ta thỏa ước mong!
Để đất nước sáng ngời tia nắng mới
Hãy phá hết mọi xiềng gông, ngục tối
Triệu dân lành reo lúa mới đơm bông
Từng đàn chim về tổ ấm Tiên Rồng
Sống hoan lạc trong tình thương của Mẹ.
Lâm Hoài Vũ
*
Quê Hương Bỏ Lại
Quê hương bỏ lại bên kia
Lặng im, len lén xa lìa song thân
Mẹ cha tuổi xế lưng còng
Thương con chỉ biết đau lòng lệ rơi
Nhìn con gian khổ vào đời
Cắn môi nuốt lại bao lời xót xa.
Lâu rồi chưa trở lại nhà
Đành mang tội với mẹ cha muôn vàn
Còn đâu tên tuổi dung nhan
Chỉ mang hơi thở để mang kiếp người.
Hồng Hoàng
*
Vịnh Con Rối
Chẳng phải là người, cũng múa may,
Pha trò, diễn xuất thật là hay.
Mực sơn vẽ mặt nên vương tướng,
Vải vóc che thân đáng thợ thầy.
Mắt miệng láo liên lên bởi cót,
Tay chân ngọ nguậy giật nhờ dây.
Thương cho số phận loài vô giác,
Tuồng tích xong xuôi phế bỏ mày.
Trạng Phét
*
Anh Sẽ Về
Hãy nhóm lửa cho dài thêm nỗi nhớ
Sưởi ấm hồn cô quạnh những chiều đông
Bao năm qua trôi giạt kiếp phiêu bồng
Đi không hẹn ngày về xa xăm quá
Rồi từ ấy những phương trời xa lạ
Cũng chẳng còn quyến luyến bước chân ai
Bên nhau xưa đầm ấm bỗng chia hai
Đời viễn xứ có gì vui em hỡi
Những buổi sáng lái xe đi rất vội
Buổi chiều về rã rượi cánh chim bay
Phải làm chi cho hết một đêm nay
Đêm vắng lặng, đêm từng đêm thương nhớ
Ôi giấc ngủ đến muộn màng trăn trở
Lại nghe chừng biển nhớ ngợp quanh đây
Con đường xưa vương nhịp gõ gót giày
Âm thanh nhỏ vang trong hồn trống trải
Anh chợt thấy trong màn đêm kinh hãi
Lũ công an khu vực kéo vô nhà
Lại giật mình nghe tiếng chó sủa ma
Ngỡ dạo ấy quê ta đầy bất trắc
Em hãy đợi ngày giặc thù tan tác
Anh sẽ về nối lại giấc mơ xưa
Dòng sông xanh, thôn xóm rợp bóng dừa
Lại rộn rã vang tiếng cười câu hát.
Hồ Công Tâm
*
Đồng Lõa Với Chân Không
Theo Thông Cáo Báo Chí của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế thì trong bản tin AFP phát hành chiều ngày 11.01.05 có đoạn viết rằng “Khi được hỏi vì sao một số phong trào tôn giáo bị cấm đoán tại Việt Nam, sư cô Chân Không trả lời rằng “vì một số các Giáo Hội này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ” (sic)-(SGT số 395). Đọc lời phát biểu của sư cô Chân Không (người trong đoàn của Thiền Sư Nhất Hạnh dẫn về VN), đứa Nam Man viết bài này.
Bà này miệng lưỡi quá trời đa,
Bả nói vầy ông nghe được à"
Nhận xét hồ đồ không ổn đấy,
Ngôn từ cẩu thả chẳng nên nha.
Ông là trưởng phái đoàn kia nhỉ,
Bác thuộc trùm tăng lữ đó mà.
Giáo hội nào đang “tàng trữ” vậy,
Xin ông buộc bả chỉ cho ra.
Nam Man