Hôm nay,  

Trại Phong Bên Kia Sông

18/02/200000:00:00(Xem: 6340)
Bạn,
Tại khu vực phường Bình Khánh, thuộc quận 2 (quận mới tách từ quận Thủ Đức thành lập cách đây gần 3 năm) có một làng đảo dành cho những người bị bệnh phong, đó là trại Thanh Bình được thành lập từ năm 1986. Hầu hết những cư dân sinh sống trong trại đã được điều trị lành bệnh ở trại phong Bến Sắn Bình Dương, sau đó lần lượt được đưa về đây. Hiện số cư dân của làng đảo là 368 người với 85 hộ gia đình. Trong đó chỉ có 117 người được hưởng quy chế bệnh nhân với tiền trợ cấp 120, 000 đồng/người/tháng. Người có bệnh già nhất đã trên 80 tuổi, trẻ nhất cũng đã 30 tuổi, số con cái bệnh nhân không có bệnh cùng ở chung trong trại. Cuộc sống của cư dân ở đây khép kín, tất cả cùng chung một số phận nghiệt ngã và mang nặng mặc cảm một căn bệnh hiểm nghèo: bệnh phong. Dù họ đã được điều trị để triệt vi trùng thế nhưng do quy định của liên ngành Xã hội và Y tế CSVN ở địa phương, họ bị tập trung vào làng đảo biệt lập này. Ngoại trừ một số ít gia đình, cuộc sống của phần lớn cư dân ở đây gặp nhiều khó khăn. Mới đây, một phóng viên báo Tuổi Trẻ ghé thăm làng đảo này và ghi nhận như sau:

Những gia đình có con trong độ tuổi đến trường là khó khăn hơn cả. Nếu nhà có hai vợ chồng và 4-5 đứa con thì chỉ có hai vợ chồng mắc bệnh là được hưởng trợ cấp. Bằng số tiền trợ cấp eo hẹp cộng thêm tiền thu thập nhỏ nhoi từ bầy heo gà, các cặp vợ chồng trại viên khá vất vả trong chuyện lo ăn học cho con. Bên cạnh nỗi lo về cơm áo gạo tiền, cư dân trại Thanh Bình còn nỗi lo khác canh cánh bên lòng: thành phố đã có quy hoạch giải tỏa khu trại này để xây dựng tháp đài truyền hình ở đây. Số bệnh nhân loại 2-3 có di chứng để lại, mất sức lao động ít nhất 50%, chỉ mong thành phố ổn định cho họ nơi ăn chốn ở. Số hộ có con cái đi học, đi làm, bệnh nhân loại 1 hoặc đã được điều trị hết bệnh muốn hội nhập với xã hội, trăn trở không biết tương lai đi về đâu.

Ông Nguyễn Thành Châu, năm nay 63 tuổi, vẫn phải lo kế sinh nhai với bầy heo gà để có học phí cho ba đứa con, tâm sự: Tôi cũng có nguyện vọng hòa nhập tại chỗ, chỉ mong được giúp mua miếng đất, dựng được cái nhà để đưa con ra ngoài sinh sống, chứ dời đi nơi khác sẽ khó khăn cho việc học hành của các cháu. Cùng chung nỗi niềm là ông Bùi Văn Minh, 59 tuổi, có 9 đứa con đều đi học, đi làm tại thành phố. Cô con gái T của ông là niềm hãnh diện chung cho cả trại: T từng đoạt học bổng du học nước ngoài và nay là giảng viên một trường đại học. Ông Minh cũng băn khoăn không kém: Chỉ có hai vợ chồng tui mắc bệnh nhưng đã sạch trùng lâu rồi. Nay nghe nói sẽ tập trung trại viên điều trị về trại phong Bến Sắn, các cháu đều đang đi học, đi làm ở đây, không lẽ đem người lành vào bệnh viện" Gần đó là nhà bà Hà Thị Ngọc, 56 tuổi, trong cảnh mẹ góa con côi. Bốn cô gái trong độ tuổi 20-30, một là y tá, một dạy trường cấp 3 Thủ Thiêm, một đang học trung cấp tin học, một đang học đại học Hùng Vương, tất cả đều chưa có gia đình. Bà mẹ nói, giọng buồn tê tái: Do ở môi trường trại, tôi là mẹ có bệnh, dù đã sạch trùng từ mấy năm nay nhưng các cháu vẫn giấu bạn bè, không thấy khi nào dẫn bạn về chơi.

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, điều lo lắng của các cô con gái là có căn nguyên, vì những đám cưới trong trại thường là những người cùng cảnh ngộ. Gia đình bà Ngọc cũng thuộc vào số gia đình muốn ổn định đời sống tại chỗ vì các con đều có công ăn việc làm, chỗ học. Trong đôi mắt đã mờ đục của họ vì những năm tháng nghiệt ngã, như cháy rực lên niềm mong ước đơn sơ: đó là làm sao con em họ được hội nhập với thế giới bên ngoài bằng vốn liếng chữ nghĩa, và có công ăn việc làm ổn định. Chỉ có thế thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.