Hôm nay,  

Lặn Mò Sò, Không Sợ Chết

18/07/200300:00:00(Xem: 5086)
Bạn,
Trong vòng 5 năm nay, một số vùng ven biển Bình Thuận xuất hiện nghề mò sò (dân trong vùng thường gọi là mò nghêu lụa). Sò lông, sò điệp, nghêu lụa, vòm... tập trung ở vùng biển này khá nhiều, khiến ngư dân đổ xô vào nghề lặn vớt. 500 thuyền lặn sò ra đời kéo theo đó là hàng vài ngàn thợ lặn. Đa số thợ lặn là những người không có nghề nhất định, quen với biển cả và khá nghèo khó, tình nguyện làm thuê cho các chủ thuyền, chủ vựa. Hết mùa lặn sò, họ lại về quê cầy cuốc, đi làm thợ hồ, đốt than. Những đồng tiền mang lại từ cái nghề thợ lặn khiến họ không sợ chết dù trang bị quá thô sơ và nguy hiểm rình rập bất cứ lúc nào. Báo Giáo Dục-Thời Đời viết về những gian nguy của nghề mò sò như sau.
Tính mạng của những mò sò thuộc nhiều nhất vào cái máy nén khí, khi trục trặc thì coi như xong. Khi tắt nguồn cung cấp oxy, người thợ lặn phải trồi lên rất nhanh, sự giảm áp đột ngột xuất hiện, bọt khí nitơ tràn vào mạch máu làm tê liệt thần kinh. Hợp đồng giữa thợ lặn với chủ thuyền chỉ là hợp đồng kinh tế theo lối giao dịch dân sự, làm công ăn lương theo sản phẩm, nếu chẳng may bị tật bệnh hoặc chết người chủ thuyền không chịu trách nhiệm.
Số chết không nhiều nhưng số người bị tai nạn lao động, bị thương tật, bị biến chững thành những loại bệnh khác là khá cao. Trong số 285 bệnh nhân bị tai nạn lao động thống kê ở Bình Thuận đã có tới 237 bệnh nhân là thợ lặn, chiếm 95%. Hầu hết số thợ lặn sau một mùa đều bị khớp, giảm cảm giác nghe và nhiều trường hợp rối loạn các cảm giác khác.

Tại vùng biển xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), phóng viên trò chuyện với một vài thợ lặn và ngư phủ. Họ là những con người không biết sợ hãi là gì, dù tai nạn trong độ sâu hơn 10 mét dưới đáy biển có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Một thợ lặn người Quảng Ngãi chưa đến 20 tuổi lột hết quần áo đang mặc, rồi lần lượt mặc vào đến 4 bộ đồ thun bó sát nhau, lớp nọ chồng lên lớp kia. Chủ thuyền giải thích nhiều lớp quần áo thun bó vào người sẽ giảm được áp suất của nước ở độ sâu đến bục màng nhĩ, đồng thời cũng khiến thợ ấm người hơn, tránh được rủi ro nhỡ chẳng may bị cá dữ tấn công. Mặc 4 lớp quần áo xong, tay thợ lặn kia vớ lấy chai rượu đế dốc thẳng vào cuống họng. Chẳng phải để lấy thêm can đảm mà cái chính là để cho ấm người: nhiệt độ dưới lòng biển rất thấp, thêm nữa lại phải đằm mình trong nước vài ba tiếng đồng hồ. Một chiếc mũ len được chủ thuyền đưa tới chụp khít lên đầu người thợ lặn, trông anh lúc này như một Ninja Nhật Bản trong những bộ phim về các băng đảng xã hội đen. Hai tai được nút chặt, kính được đeo vào mắt. Thế là hành trang đi vào lòng biển của anh đã gần đủ.
Bạn,
Báo này tiếp: Cuối cùng một bộ máy nén khí được buộc vào lưng. Trông nó không khác gì nhiều lắm so với chiếc bơm xe đạp. Anh thanh niên bước ra mép thuyền, nhưng chủ thuyền gọi giật lại: "Này, mày không đeo chì à"" Anh ta lắc đầu, nói: "Nặng thấy mồ. Khỏi cần." Nhưng chủ thuyền vẫn kéo anh ta lại, móc vào người những vòng đai chì nặng chình chịch- vật dụng này giúp anh ta lặn được sâu xuống nước và không bị sóng đẩy đi khỏi nơi mò sò. Tuy nhiên, chính những cái vòng chì này đã khiến không ít thợ lặn tử nạn chỉ vì khi cái máy nén khí không hoạt động được, lập tức anh ta ngộp thở vùng vẫy trồi lên mặt nước. Lúc bấy giờ, các đai chì như thuỷ thần níu chân, không dứt nó ra được thì rất dễ chết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.