Hôm nay,  

Đời Du Mục Nơi "chảo Lửa"

05/04/200200:00:00(Xem: 5095)
Bạn,
Trong chuyện Việt Nam trên số Thứ Tư tuần này, bạn đã nghe kể về lãnh địa của cừu ở tỉnh Ninh Thuận. Có lẽ bạn không ngờ rằng giữa cái nắng hạn như thiêu đốt mọi cỏ cây ở một tỉnh vốn khô hạn khắc nghiệt, được ví như sa mạc, chảo lửa của VN, lại có cả một vùng du mục ở huyện Ninh Hải, nơi có nghề chăn nuôi cừu quy mô nhất tại VN. Cừu đã có mặt tại tỉnh này từ đầu thế kỷ 20 nhưng mãi gần 100 năm sau, nghề chăn nuôi tại đây mới thực sự phát triển, giúp cho nhiều nông dân trở thành chủ trang trại. Thế nhưng, có một nghịch lý đang tồn tại giữa những vùng thảo nguyên hoang sơ dung dưỡng bầy cừu đến hàng chục ngàn con, đó là những người chăn cừu thuê ngày ngày phải vất vả chăn từng đàn cừu hàng trăm con, và chỉ được trả một khoản tiền công ít ỏi so với công sức họ bỏ ra. Vào những ngày nắng hạn, những người chăn cừu lại càng khốn khổ hơn như ghi nhận của một phóng viên báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự như sau.

Nắng hạn đã khiến họ trở thành những người du mục rày đây mai đó. Anh Nguyễn Thanh Bình, một người chăn cừu ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải nói: Chỗ nào có cỏ là ta cứ đi. Có những ngày lùa cừu đi ăn, vì đồng khô cỏ cháy, không gặp lá cây nên dê, cừu cứ chạy mãi...Nhiều lúc nhìn những con dê vì không tìm đâu ra lá cây, cỏ xanh (chứ đừng nói đến cỏ non) bèn đè cây xương rồng ra mà cắn, ăn thấy mà thương quá. Từ Quang Thành, một tay chăn cừu ở vùng Tân Mỹ, Ninh Sơn, bảo rằng người có thể đói chứ cừu không được phép vì người khó chết hơn cừu.

Mùa khan cỏ, người chăn cừu thuê càng khổ hơn. Thường họ chăn một đàn có đến hàng trăm con. Mà đã nhận chăn thuê, chẳng lẽ gặp lúc cỏ, cây không có lại bỏ" Từ Quang Luông, một thiếu niên chăn cừu thuê ở Quảng Xương, Ninh Sơn, nói rằng trời thiêu hết cỏ càng phải chăn kỹ hơn, bởi nếu chúng đổ bệnh chết, không ai trả công cho mình. Hàng ngày Luông đưa đàn cừu đi mãi theo bờ sông Chá để có cái cừu ăn. Luông kể một con cừu trúng gió chết giữa rừng, bằng mọi giá em phải cõng xác chúng về tới trại. Không có xác cừu xem như Luông đã đem xẻ thịt hay bán đi. Mất một con cừu, Luông phải đền 2.5 triệu đồng và đó cũng chính là tiền công chăn cừu của em trong suốt một năm trời. Mà cừu thì dễ lạc lắm: chỉ một tiếng chim rừng lạ kêu, một tiếng lạ hú chúng cũng đã bỏ chạy tán loạn; rồi đói khát quá chúng cũng sinh cảnh tan đàn. Chăn cừu ở vùng gần rẫy, gần vườn của người ta, nhỡ chúng ào vào phá thì lại phải đền méo mặt, mà chăn ở rừng sâu thì vất vả cả cừu lẫn người; ấy là chưa kể vì háu ăn chúng dễ dàng xơi phải lá độc chết như chơi.

Bạn,
Theo báo TT, có những gia đình cả nhà sống đời du mục. Phóng viên kể về gia đình anh Đậu Thanh Năm ở Tháp Chàm, chăn thuê một đàn cừu 103 con, phải kéo cả gia đình lên hạ trại ở rừng khộp Tân Mỹ. Hàng ngày chỉ trừ người vợ ở lều lo cơm nước, còn anh và bảy đứa con, trong đó có đứa mới vừa 7 tuổi, cùng một đàn cừu lang thang trong nắng cháy, dấu chân in khắp vùng sông Lớn, rừng Bà Dĩ. Nhìn hình ảnh cả một gia đình dắt dìu nhau du mục, và thân hình rã rời với những cái đầu cháy vàng vì nắng hạn của các đứa con của anh Thanh, thì mới hiểu được nghề du mục ở xứ nắng cháy này nghiệt ngã đến chừng nào. Có những cuộc đời du mục trầm buồn và khốn khổ như thế giữa một vùng nắng cháy tàn mạt ở phía Nam Trung phần kia mới có những dĩa thịt cừu non, những cái lẩu dê nóng giữa các thành phố VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải ông Nguyễn Phú Trọng bị hạ độc? Nếu thế, ai đã đầu độc ông Trọng? Có phải tình báo Trung Quốc? Hay đàn em Nguyễn Tấn Dũng? Hay các quan chức tham nhũng sắp vô lò?
Làm lậu… là chuyện của nhiều lao động Trung Quốc nơi ven biển: Nhiều lao động Trung Quốc không giấy tờ tùy thân ở Bình Thuận.
Môi trường xanh là nỗ lực của nhiều sinh viên học sinh Hà Nội… Báo Công Thương kể về dự án: “Đổi giấy lấy cây” mới thành lập từ tháng 12 năm 2018 và được tổ chức vào mỗi thứ 7, chủ nhật cuối cùng trong tháng nhưng dự án này của Green Life Team đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học sinh, sinh viên Hà Nội và cộng đồng.
Bản tin TTXVN kể: Hưng Yên công bố bảo vật quốc gia tượng Phật Quan Âm chùa Mễ Sở… Ngày 23/5, tại chùa Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã công bố một quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn).
Sách giáo khoa giả? Đúng vậy. Nhà in nào? Hẳn là nhà in chính phủ, mới in lậu tới hàng chục ngàn sách giáo khoa giả? Báo Tiền Phong kể chuyện thủ đô: Hàng chục nghìn cuốn sách giáo khoa giả bị phát hiện ở Hà Nội. Theo VnExpress: Hơn 30.000 sách giáo khoa, 40.000 đĩa tiếng Anh giả được quản lý thị trường ở Hà Nội phát hiện ngày 22/5.
Cô Ngọc Trinh tham dự liên hoan điện ảnh quốc tế, mặc trang phục hở hang trước ống kính truyền hình thế giới, mặc kiểu xuyên thấu để ai cũng nhìn rõ một khoảng đen giữa làn da trắng muốt…
Cá bè chết cả ngàn tấn… Bản tin VnExpress kể: 1.000 tấn cá bè chết sau năm ngày ở Đồng nai… Trong mang cá chết trên sông La Ngà có rất nhiều bùn, công an cùng cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm nguyên nhân.
Vậy là sẽ nâng tuổi hưu… Vấn đề là nâng chậm hay nâng nhanh. Bản tin Zing ghi nhận: Chốt việc nâng tuổi nghỉ hưu lên lần lượt 62 với nam và 60 cho nữ, Bộ Lao động đưa ra hai lộ trình đồng thời đề xuất chọn phương án nâng với tốc độ chậm hơn.
Khắp nơi ô nhiễm. Cả Bắc, Trung, Nam cùng ô nhiễm… Điều ghi nhớ: ô nhiễm gây ra bệnh. Bản tin RFI kể rằng Ô nhiễm không khí chính là Sát thủ hàng loạt nơi chốn thị thành… Suyễn, ho, dị ứng, ung thư, đột quỵ…
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.