Hôm nay,  

Số Phận Một Đoàn Xiếc

5/19/200000:00:00(View: 7144)
Bạn,
Đoàn xiếc được nhắc đến trong lá thư là đoàn Xiếc Sài Gòn, một đoàn xiếc lớn ở Việt Nam với 78 diễn viên và nhân viên thuộc các bộ phận yểm trợ, thế nhưng đó cũng là đoàn xiếc phải du cư quanh năm vì không khu vực đất để dựng rạp biểu diễn trong thời gian dài. Ngoài ra, diễn viên đã phải đánh đu với số phận như ghi nhận dưới đây của báo Người Lao Động.

Đến thăm đoàn xiếc Thành phố Sài Gòn tại nhà bạt dựng ở sân Lam Sơn số 242 đường Trần Bình Trọng quận 5 trong những ngày này, khách sẽ thấy gương mặt các nghệ sĩ, diễn viên và nhân viên của đoàn hiện rõ nét âu lo. Bởi đến ngày 19 tháng 5-2000, hợp đồng biểu diễn tại khu đất này hết hạn, nhà bạt lại bị tháo xuống, di chuyển đi nơi khác, trong khi đoàn vẫn chưa đi tìm được bến trụ. Thu nhập của nhân viên, diễn viên trong đoàn vốn đã thấp, lương cao nhất chỉ 600 ngàn đồng/tháng/người (khoảng 42 đô), nay cuộc sống lại càng bấp bênh hơn nếu mùa mưa năm nay lại không tìm ra điểm diễn.

Trong 4 năm qua, đoàn Xiếc Sài Gòn phải dọn nhà 20 lần, trung bình cứ vài ba tuần lại dọn nhà một lần. Đoàn đã phải di chuyển từ Thảo Cầm Viên, sân Lam Sơn, quận 11 đến Tân Bình, Thủ Đức, quận 10, Bình Quới, Thanh Đa, thậm chí lên đến Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu...Mỗi lần di chuyển địa điểm phải tốn từ 30 đến 40 triệu đồng tiền vận chuyển, làm lại hệ thống nhà vệ sinh, chuồng thú, kho đạo cụ. Điều đáng buồn nhất là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp với 87 công nhân viên lại không có một xe đưa rước diễn viên, ngoài hai chiếc xe vận tải đã cũ. Theo chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, kế toán trưởng của đoàn thì trước đây đoàn có được cấp một chiếc xe 50 chỗ ngồi nhưng đó là xe không có giấy tờ hợp lệ, nên đoàn đã trả lại. Chị Tuyết còn cho biết thêm, số kinh phí mà nhà nước rót cho đoàn hàng năm là 1.3 tỉ đồng, trong đó kinh phí để mua thức ăn cho thú gồm có: 2 voi, 2 ngựa, 10 chó, 10 khỉ, 2 gấu là 177 triệu đồng/năm. Chưa kể tiền chi phí phát sinh khi thú bệnh phải đưa đến trạm thú y để điều trị. Rồi trả lương cho cán bộ, công nhân viên, diễn viên, đạo diễn lên đến 600 triệu đồng. Số còn lại phải chi cho việc dàn dựng, mua sắm dụng cụ mà nặng nhất là chi phí thuê đất từ 10 đến 13 triệu đồng/tháng. Trong khi mỗi tuần đoàn chỉ diễn được 3 suất, mỗi suất bán được từ 200 đến 300 vé, mỗi vé 15 ngàn đồng, nên số thu bao giờ cũng thấp hơn số chi.

Kể về số phận những diễn viên xiếc chấp nhận cái nghèo, cái khổ để gắn bó với nghề, có nhiều trường hợp thật bi thương. Trong đoàn có nghệ sĩ Phi Vũ mà cả gia đình đều sống bằng nghề xiếc. Quanh năm đều phải ra sân tập để có tiết mục mới, mỗi tối con gái anh phải theo một nghệ sĩ xiếc tung hứng đi diễn ở các nhà hàng, lấy thân mình làm vật tung hứng mua vui cho khán giả. Khi cô con gái này bị bệnh, bỏ học, cả nhà cùng ngồi khóc vì buồn cho cái nghiệp. Một nữ diên viên tên là Mỹ Hạnh, chuyên diễn trên dây dọc, vào năm 1995, trong lúc biểu diễn đã ngã từ độ cao 15 mét xuống sàn, chấn thương hai chân. Không có bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, nữ diên viên này đành chấp nhận thất nghiệp, nằm nhà hơn 2 năm. Cả đoàn đã gom góp đồng lương ít ỏi để giúp đỡ chị, đến nay chị đã có thể trở lại sàn diễn, nhưng tâm trạng lúc nào cũng hồi hộp vì nơm nớp lo sợ tai nạn sẽ xảy ra.

Bạn,
Trình bày nguyện vọng, người phó trưởng đoàn nói: Nguyện vọng lớn nhất của đoàn là được cấp một khu đất để có chỗ trụ lâu dài. Có an cư mới lạc nghiệp, khi đó đoàn mới có điệu kiện đào tạo diễn viên, đầu tư tiết mục mới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xăm mình đang trở thành "mốt" của nhiều giới trẻ trong nước. Người đi xăm có cả nam, cả nữ. Chỉ cần vài trăm ngàn, những con rồng, sư tử, bông hoa hồng... sẽ qua bàn tay thợ xăm "ngự" lên ngực, lên vai khách. Báo Kinh Tế-Đô Thị viết về các lò xăm mình tại Hà Nội qua đoạn ký sự như sau.
Chiều 27-4, tại Tam Kỳ, Quảng Nam, Tòa án CSVN tối cao đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án chìm đò làm chết 18 em học sinh ở bến đò Cà Tang, làng mỏ Nông Sơn, xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, vào chiều 19-5-2003, theo kháng cáo phần dân sự của 18 gia đình có con bị nạn. Bị cáo là 2 ông già anh em ruột, người lái đò gây ra tai nạn là ông Võ Nghĩnh (82 tuổi), và chủ chiếc đò là ông Võ Quang Trang, 76 tuổi.
Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 3-4, tại các trường đại học ở VN, sinh viên năm cuối lo tập trung thời gian để làm luận văn tốt nghiệp Trong khi nhiều sinh viên gò mình trên những trang tài liệu hay lăn lộn thực tế để lấy biểu số liệu thì có không ít người lại có thể đàng hoàng trở thành những cử nhân, mà chẳng phải đổ một giọt mồ hôi nào! Những sinh viên này đã mua luận văn tại các chợ để nộp cho hội đồng giám khảo kỳ thi tốt nghiệp. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Nhiều năm gần đây, cứ từ tháng 4 đến tháng 9, là các doanh nghiệp, nhất là hai ngành dệt may, da giày, tại TP.SG lại la làng vì "thiếu lao động". Một nguyên nhân là do sử dụng lao động kiểu "vắt chanh bỏ vỏ". Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Một trong những nghề phụ mưu sinh của các sinh viên đại học ngoại ngữ tại VN là dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đây là một lĩnh vực kiếm tiền rất khó, không phải sinh viên nào cũng làm được. Không chỉ cần ó trình độ cơ bản là Anh ngữ, hay một vài ngôn ngữ quốc tế phổ biến khác là trung gian, là cầu nối để dạy, giao tiếp, mà hơn thế nữa sinh viên phải am hiểu về lịch sử, văn hoá, địa danh, các phong tục tập quán
Theo báo quốc nội, tại VN, băng đĩa ngoài luồng giờ đây đã trở thành một hàng hoá giống như những mớ rau, mớ cỏ ngoài phố đang gây ra sự lo ngại cho nhiều bậc phụ huynh có con ở tuổi mới lớn. Những kẻ bán rong băng đĩa lậu ngang nhiên hành nghề trên vỉa hè, tại các tụ điểm hàng quán, họ chỉ cần cầm theo một túi nilông nhỏ bên trong để vài chục chiếc đĩa là có thể vật vờ tay cầm vài chiếc đĩa mời chào khách hàng
Tôm chết, dịch cúm gia cầm là những cơn bão khô càn quét qua từng làng mạc nông thôn. Làng mạc xác xơ vì những cơn bão khô dữ dội. Báo Người Lao Động diễn họa rằng "nông dân Việt Nam vẫn phải đi biển trên những con thuyền rách nát" và đang đối mặt với đói nghèo ... Báo NLĐ viết về tình cảnh khốn khổ của nông dân miền Tây như sau.
Gần đây, trên hệ thống hỏa xa Bắc-Nam, tại các đèo dốc như: Khe Nét, Hải Vân, Dầu Giây, Pom Han, Đồng Giao, Nghĩa Thuận... thường xuyên xảy ra tình trạng "lâm tặc" dùng goòng tự chế để vận chuyển gỗ lậu. Báo quốc nội phân tích rằng Hành vi của lâm tặc không những ảnh hưởng đến hành trình chạy tàu, làm mất an ninh trật tự đường sắt mà còn đe doạ trực tiếp đến tính mạng của hàng trăm hành khách đi tàu.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cứ mỗi dịp hè đến, nước sông Hương lại bị nhiễm mặn. Dân Huế lo nhưng không sao tránh khỏi. Năm nay, nước mặn đến sớm. Mới cuối tháng 3, nước đã tràn ngược vào sông Hương, vượt quá điểm cấp nước giả viên tại cầu đường sát Bạch Hổ. Tại đây, độ mặn hiện đo được ở đáy sông là 5880 mg NaCl/lit, điểm cách mặt nước 05m là 71 Mg NaCl.
Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều ngày qua, người dân Long An nói chung, tại thị xã Tân An nói riêng, luôn quan tâm lo lắng, đồn đại với nhau về chuyện "Bệnh viện Đa khoa tỉnh mới xuất hiện một loại bệnh lạ, lây nhiễm rất nhanh, bất cứ ai vào bệnh viện cũng bị lây nhiễm, kể cả y - bác sĩ của bệnh viện cũng không thể tránh khỏi"...Để tìm hiểu xem câu chuyện trên là sự thật hay chỉ là những lời đồn đại, phóng viên TT đã đến Bệnh viện Đa khoa Long An và ghi nhận như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.