Hôm nay,  

Học Ngoại Ngữ Ơû Miền Quê

24/02/200300:00:00(Xem: 5075)
Bạn,
Theo báo Giáo Dục-Thời Đại, ở nông thôn và miền núi VN hiện nay vấn đề cho con cái đi học tuy có giảm bớt khó khăn so với những năm trước đây nhưng chất lượng thì đáng phải bàn, nhất là môn ngoại ngữ. Báo GDTD ghi nhận về thực trạng học ngoại ngữ ở nông thôn VN như sau.
Môn ngoại ngữ đã được đưa vào là một trong ba môn thi bắt buộc trong những kỳ thi tốt nghiệp tại các trường phổ thông nhưng chất lượng thì còn quá thấp. Phần đông học sinh ( HS) chú trọng đến môn này là ở những thành phố lớn còn ở nông thôn môn này như là bắt buộc và không hề tạo hứng thú gì đối với HS. Bằng chứng là, việc HS cho rằng đi đâu mà cần tiếng Anh, thi sao chọi được với thành phố lớn và Tây nào đến nông thôn mà đòi nói chuyện bằng tiếng nước ngoài. Vì thế phong trào học ngoại ngữ cứ thế mà chậm phát triển. Giáo viên (GV) thì không tìm được nguồn cảm hứng giảng bài khi trong giờ tiếng Anh mọi con mắt đều ngơ ngác, khi kiểm tra thì HS bảo nhau cứ phệt bừa vào có khi lại đúng còn suy nghĩ và tìm từ có khi lại sai. Vậy thì chất lượng ở đâu ra. HS không chấp nhận học, còn GV không có nguồn cảm hứng. Do vậy, dẫn đến tình trạng học sao cũng vậy, cố gắng làm sao cuối năm có đủ điểm thi là được còn kết quả ra sao thì đành phó mặc cho “số phận”.

Chả trách có tình trạng đáng buồn đáng suy nghĩ khi phóng viên tình cờ bắt gặp. Đó là câu chuyện về một HS đã tốt nghiệp cấp III trường huyện tâm sự cùng một hành khách trên tàu: Cháu ở quê ra ở với người nhà ở thành phố và mong muốn được đi học. Nhưng điều kiện khó khăn hơn nữa là cháu tự thấy sức mình còn xa mới bằng họ. Mong gì thi đạt ở đây mà học. Qua tâm sự phóng viên biết được bạn ấy đã có ý định theo khối C và thi đại học nhưng vì kinh tế gia đình nên đành bỏ dở dang. Bạn ấy không thích khối C. Nhưng bạn ấy cho biết nếu theo khối A,B thì phải đi học thêm rất nhiều mà kinh tế thì không cho phép, còn khối D thì môn tiếng Anh rất khó khăn.
Bạn,
Báo GDTD viết tiếp: Phong trào học ngoại ngữ ở những vùng quê miền núi là như vậy! Còn biết bao nhiêu ngôi trường mới mở và môn tiếng Anh không thi như đã bắt buộc. Chất lượng giảng dạy ngoại ngữ sẽ đi đến đâu nếu tình trạng này còn diễn ra và công cuộc hiện đại hoá và đô thị hoá nông thôn sẽ thu được kết quả gì khi tại đây giảng dạy ngoại ngữ đang tiến những bước chậm chạp và dường như không đúng hướng. Những ai có thể thống kê được con số học sinh nông thôn miền núi thi đỗ vào những trường dự thi môn ngoại ngữ chắc sẽ phải rơi nước mắt với những con số đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.