Hôm nay,  

Gánh Xiếc Mồ Côi

30/05/200600:00:00(Xem: 2168)

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại thành phố Sài Gòn có một gánh xiếc mà tất cả diễn viên  không được đào tạo "bài bản theo trường lớp", dụng cụ diễn là những món tự tạo, sân khấu có khi là sân trường học, thảo cầm viên, hội chợ, hè phố...Các thành viên trong gánh xiếc đều có chung một hoàn cảnh mồ côi, lang thang đường phố tụ hội về. Báo TT ghi nhận toàn cảnh về  gánh xiếc này qua đoạn ký sự như sau.

Gánh xiếc Bụi Hồng có gần 30 diễn viên thuộc nhiều mái ấm, nhà mở, nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Diệu Giác, trong đó nhiều nhất là các trẻ ở Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố (Quận Gò Vấp, TP.SG). Gánh xiếc do ông Nguyễn Tấn Dự phụ trách kiêm luôn công tác đào tạo, không có nơi diễn cố định nên phải lang thang khắp nơi. Trâm Anh là trẻ mồ côi, được nuôi dưỡng tại nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Diệu Giác, đã theo nhóm xiếc này được hơn năm năm. Ban đầu Trâm Anh thấy thầy về dạy xiếc, nhìn hay hay nên xin học thử. Trâm Anh tâm sự: "Thầy Dự luôn động viên tụi em học xiếc phải khổ luyện, kiên trì, dũng cảm, vấp ngã phải biết tự mình đứng lên. Nghe sao giống hoàn cảnh mồ côi của mình quá nên em quyết tâm theo nghề này luôn". Để biểu diễn được tiết mục trượt patin miệng "ngậm" một cô bé quay vòng,  Trâm Anh phải mất gần tháng trời để xoay được patin và gần hai năm mới "chinh phục" bao vải nặng hơn 10kg để tập phần diễn quay cổ trước khi "ngậm" một cô bé thật.

Cô gái 18 tuổi Văn Ái Trinh đến với nhóm xiếc gần hai năm nay và giờ đây đã xem nhóm xiếc như ngôi nhà của mình. Trinh không biết mặt ba mẹ, sống với bà ngoại ở Bình Dương từ nhỏ. Bà ngoại nghèo, tuổi thơ của Trinh có nhiều năm đi lượm ve chai kiếm sống. Và rồi Trinh được đưa vào chùa Diệu Giác. Trinh nói: "Em rất mê xem xiếc, chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ được học và biểu diễn xiếc. Giờ đây em đã được đi biểu diễn nhiều nơi, thích lắm". Kết thúc tiết mục "tung hứng đuốc lửa", thu dọn những cây đuốc lửa đỏ rực vừa được dập tắt, gạt mồ hôi nhễ nhại trên trán, Trinh tự tin: "Mình sợ lửa, lửa sẽ tấn công mình, do đó cần phải chủ động ngự trị nó. Cũng như trong cuộc sống, phải đón đầu những khó khăn thì sẽ thành công". Trinh nói những lời của thầy Dự dạy về xiếc với Trinh cũng là những "bài học trong cuộc sống để nên người".

Bạn,

Báo TT cho biết ông Nguyễn Tấn Dự là thành viên gia đình gánh xiếc Duy Khiêm nổi tiếng một thời, sau khi rời sân khấu xiếc, ông nhận học trò để truyền nghề. Năm 1995, một học trò của ông được nhận vào dạy xiếc cho trẻ ở Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố. Sau vài lần đến đây xem học trò mình dạy, ông Dự tham gia hướng dẫn các em, rồi ông được trung tâm yêu cầu về dạy. Từ đó, niềm vui của ông là dạy xiếc cho trẻ mồ côi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.