Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2652)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay cả các đại biểu quôc hội cũng biết: Việt Nam chưa có chuyện lập hội, lập hè gì cả... Nghĩa là, dân Việt Nam trước giờ chẳng hề có quyền tự do lập hội.
Bạn thắc mắc, vì sao những bản báo cáo nhà nước, dù từ cơ quan trung ương đảng hay của quốc hội, hay của các cơ quan như mặt trận và đoàn và hội... nghe cứ y hệt nhau?
Chuyện trước giờ thỉnh thoảng đã nghe đâu đó rồi. Có vẻ như lâu lâu lại lộ ra chuyện đó: bỗng nhiên khám phá ra bị mất cơ phận.
Đó là chuyện như dường bất tận. Các thương lái đôi khi xuất hiện như cứu tinh cho nông dân, mang tiền tới kịp thời cho qua cơn ngặt cuối vụ mùa… nhưng cũng nhiều khi gây khóc hận, khi giở trò ép giá, xù hàng...
Tỉnh nào cũng nghe chuyện chợ cũ, chợ mới. Nguồn sống, nguồn kinh doanh của dân, nhưng cứ bị mấy chữ ký của cán bộ trên cao biến đồi nhiều khi rất là vô lý.
Bài thơ tựa đề “Tôi rất sợ rồi sẽ một ngày” của một nhà thơ ký tên “Một thầy giáo dậy Văn yêu nước” nêu lên cái nhìn tương lai đáng ngại.
Đó là “quả đắng” mà Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO - thuộc Tổng công ty Thép VN) gặp phải khi đầu tư mở rộng giai đoạn hai Nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Một thời, chúng ta nghe chuyện nhà nước Hà Nội nói rằng, Hoàng Sa là của chúng ta, nhưng thôi hãy để cho thế hệ sau đòi lại vùng đảo này...
Báo Lao Động cho biết hãng hàng không Vietnam Airlines đã “xin lỗi và khẩn trương thu hồi tạp chí Heritage in cô gái mặc áo dài hình chùa thiêng Myanmar.”
Có phải mặt trận độc trùng nằm trong sách cổ binh thư Trung Quốc, và bây giờ mới vận dụng vào cuộc chiến nhắm về phương Nam?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.