Hôm nay,  

Làng Sét Đánh

20/09/200200:00:00(Xem: 5130)
Bạn,
Theo báo Nông Nghiệp VN, tại tỉnh Hà Tĩnh có làng Sơn Lộc ở huyện Can Lộc được cư dân địa phương gọi là làng “sét đánh” vì năm nào ở đây, dông sét cũng hoành hành dữ dội, gây thiệt hại không nhỏ. Sét đánh chết người cả ngoài đồng, trên đường và trong nhà, cả trước và sau cơn dông. Người dân ở đây cho biết, làng chỉ có 4 tháng được sống trong thanh bình, 8 tháng còn lại trong năm (từ tháng 2 đến tháng 9), luôn bị dông sét đe dọa. Mỗi khi trời nổi dông, cả làng lo sợ. Báo NNVN ghi lại những thiệt hại và những khốn khổ của dân làng này khi dông sét hoành hành như sau.
Từ 1990 tới nay, mật độ dông sét càng tăng, năm nào dông sét cũng gây thiệt hại. Năm 1990, sét đánh chết 3 người, bị thương 3 người. Năm 1991 chết 2 người, 3 bị thương. Năm 1992 và 1993, mỗi năm 2 người chết, 2 bị thương. Từ năm 1994 đến 2001, 5 người chết, 6 người bị thương... Số tài sản bị thiệt hại gồm 38 cột điện bị gãy, 8 ngôi nhà dân, 1 ngôi chùa, một nhà kho hợp tác xã bị hỏng, 1 con trâu bị chết, 4 con trâu, bò khác bị thương, 1 số tài sản khác bị hư hại.

Dông sét quả là một mối đe dọa đến sự sống của người dân Sơn Lộc, bởi sét ở đây, không hoạt động theo quy luật. Thường thì sét đánh chủ yếu từ đầu đến giữa cơn dông. Nhưng ở Sơn Lộc, sét đánh chết người bất cứ lúc nào mỗi khi những yếu tố của dông vẫn còn tiềm ẩn. Đơn cử, ngày 22/6/1990, sét đánh chết 3 người ở ngoài đồng: ngày 8/5/1994, sét lại đánh chết em Nguyễn Trí Quế tại cồn Cổng... đều khi trời chuẩn bị cơn dông. Ngược lại, nhiều vụ sét đánh chết người khi dông đã tan, tưởng chừng như cuộc sống thanh bình đã trở lại, như vụ sét đánh chết em Nguyễn Thị Hoa, lúc 16 giờ ngày 5/5/2001, tại đồng Hoang; đánh chết chị Nguyễn Thị Kỳ lúc chị vừa dắt bò ra đồng... đều khi dông đã tan. Trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh, bị sét đánh chết, còn chồng chị, anh Trần Quốc Luân bị liệt đôi chân bởi “thần sét” gõ cửa nhà anh lúc 20 giờ ngày 9/2/1997. Sét đánh vào nhà anh Nguyễn Trí Nuôi, khiến 2 người bị thương hồi 17 giờ ngày 2/2/2001. Còn ông Báu, ông Châu đến nay vẫn chưa hết kinh hoàng về vụ sét đánh vào nhà ông Nguyễn Hữu Văn hồi 15 giờ ngày 22/5/2000, lúc mà 2 ông đang cùng cả nhà ông Văn ngồi uống nước, 6 người cả chủ và khách đều bị thương, 6 cốc nước chè xanh, 1 quạt điện, 1 tivi bị vỡ tan. Giờ mỗi lần sấm sét, ông Báu, ông Châu kinh hãi trùm chăn để trốn. Trên đường làng, tại đồng Tùng trên con đường liên xã, “thần sét” cũng đánh chết 1 cô giáo, 2 học sinh bị thương. Tại giếng Lai, 2 học sinh đi học về đều bị sét đánh chết...
Bạn,
Theo báo này, được báo cáo của xã, năm 2001, Trung tâm Khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh đã nghiên cứu hiện tượng dông sét điển hình ở đây. Giám đốc Trung tâm KHCN Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải cho biết: Qua khảo sát bước đầu, gần 10km2 của Sơn Lộc có đến 24 trọng điểm đánh phá của “thần sét” và thiệt hại do dông sét gây nên ở đây trong 10 năm qua là một điển hình trong cả VN. Theo ông Hải, trong điều kiện ngân sách tỉnh hạn hẹp, ngoài việc nghiên cứu về dông sét ở Sơn Lộc, đề tài chống sét cho làng này sẽ lấy chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về dông sét cho người dân để họ chủ động phòng tránh và tự đầu tư thiết bị chống sét tại nhà mình là chính. Mỗi thiết bị chống sét cho gia đình từ 500 - 1.5 triệu đồng. Nhưng Sơn Lộc lại là làng nghèo và có tới hơn 1,700 gia đình. Không thể bỏ làng, người dân Sơn Lộc phải tiếp tục sống trong lo âu, sợ hãi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, các thành phố lớn tại Việt Nam đang là nơi thu hút trẻ em nghèo từ các tỉnh, vùng quê đổ về kiếm sống. Trong tháng 12/2003, khi Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn, chính quyền CSVN các thành phố Sài Gòn, Hà Nội đã mở chiến dịch thu gom trẻ lang thang. Thế nhưng sau khi SEA Games kết thúc, tại Hà Nội, gần 2 ngàn trẻ lang thang, ăn xin, ngủ vạ vật, đánh giầy, bán báo, đeo bám khách du lịch trên các đường phố lớn, các điểm du lịch ở Hà Nội. Diễn Đàn Tin Tức ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, tệ nạn chơi số đề không chỉ xảy ra tại các quận nội thành, mà đã lan rộng ra các xã ngoại thành. Nhiều gia đình nông dân đã tan nát, nợ nần chồ ng chất vì số đề. SGGP ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Khi tuổi trẻ ở nhiều nơi trên toàn VN hầu hết phải vất vả đối mặt với cuộc sống thời kinh tế thị trường, thì vẫn có một bộ phận không nhỏ các quý tử Sài Gòn đang nổi tiếng với những lối ăn chơi, xa xỉ khác người. Báo GDTĐ viết như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có 1 khúc sông thường diễn ra những cuộc chiến nảy lửa giữa chúa tể sơn lâm và chúa tể mặt nước sau này được người đi khai hoang làm cầu nối qua sông đặt tên là cầu Ông Đụng. Bên chiếc cầu này giờ đây là đại bản doanh của làng cá sấu Sài Gòn, một làng nghề độc nhất vô nhị trên cả VN. Một phóng viên báo Người Lao Động viết như sau.
Từ 6 giờ mỗi sáng, tại các bến xe miền Đông, Tây Ninh, miền Tây... nơi cửa ngõ thành phố Sài Gòn nhộn nhịp khác thường bởi dân lao động trẻ tứ xứ đổ về. Hành trang của họ chỉ gói gọn trong chiếc giỏ xách và bộ hồ sơ xin việc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.