Hôm nay,  

Tục Ăn Thịt Heo Dịp Tết

1/25/200400:00:00(View: 5462)
Bạn,
"Ăn đụng lợn" là tục hạ heo ăn Tết giữa nhiều nhà trong làng, trong xóm ở nhiều vùng quê. Đó là sự gắn bó giữa bà con làng xóm, anh em, họ hàng, cùng chung vui mỗi khi xuân về.
Báo Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống viết như sau.
Lợn Tết được thả nuôi từ lúc giêng hai. Phải là lợn cỏ. Thường thì trong bầy chọn một hai con mông nở, chân thon, háu ăn nhất. Lợn được nuôi bằng rau, cám gạo. Lợn nuôi trên mười tháng hoặc hơn năm nhưng chỉ đạt ba bốn mươi cân là vừa. Vậy mới nạc, mới ngon. Nuôi lợn Tết khác với nuôi vỗ béo để cân cho hàng thịt. Vào cỡ khoảng tháng mười, mười một, người ta đã rủ nhau "ăn đụng" thịt.
Sau khi đã đủ người "ăn đụng", người ta thống nhất với nhau ngày mổ lợn. Thường thì giáp Tết, khoảng hai tám, hai chín, hoặc ba mươi. Chủ lợn là người cẩn thận thì chọn cả giờ... hợp. Hôm mổ lợn, những người tham gia "ăn đụng" đến nhà chủ lợn. Người thì chuẩn bị dao thớt, cân; người đun nước sôi; người thì vào chuồng trói lợn, bỏ lên miếng ván khiêng ra thềm giếng chọc tiết. Không khí rộn ràng, nhộn nhịp. Lợn làm xong, phần đầu để riêng cho chủ lợn luộc cúng. Trên chiếc nong phủ lá chuối xanh, các phần thịt, xương được một người khéo tay pha ra thành các phần đều nhau theo số người và tỷ lệ "ăn đụng". Ai nhận phần nấy. Tiền bạc trả cho chủ lợn cũng không phải vội theo kiểu "tiền trao cháo múc" như mua ngoài chợ. Bởi vì những người "ăn đụng" đều là anh em, bà con xóm giềng, có thì trả, chưa có thì cứ để thong thả ra Giêng. Cũng có khi trả bằng tiền, cũng có khi đổi bằng gà, vịt, thóc, gạo tùy thỏa thuận. Cái chính là tình cảm xóm giềng, họ mạc, là sự hỗ trợ nhau cùng vui vẻ đón Tết.

Ngày nay, điều kiện sống khá hơn trước rất nhiều. Chợ búa khắp nơi, họp cả ngày lẫn đêm, hàng hóa thông thương nhiều hơn, phong phú hơn. Song, ngày Tết, người dân thôn quê vẫn thích "ăn đụng". Người thì bảo nó tiện lợi với người nhà quê. Người thì bảo thích cái không khí rộn ràng, vui vẻ, chan hòa với hàng xóm. Thẳm sâu nữa là sự kết gắn, tương hỗ giữa bà con, anh em họ mạc, xóm giềng, cùng chung vui với nhau mỗi khi Tết đến, xuân về.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Năm nào cũng vậy, ra Giêng lại chọn trong bầy vài con ưng ý, gần đến Tết lại ngồi chuyện vãn, hỏi thăm nhau, giáp Tết lại rủ nhau cùng ngả lợn, chia phần, tiếng cười nói rộn ràng thôn xóm, tình cảm anh em, bà con xóm giềng như bát nước đầy. Có thể xem việc "ăn đụng" thịt ngày Tết là nét văn hóa đẹp trong đời sống cộng đồng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hóa ra, tài xế xe hàng đường xa ưa xài ma túy là chyện có thiệt. Bản tin VOV kể: Sau 1 tháng đồng loạt kiểm tra, lực lượng nghiệp vụ Công an TPSG và các quận huyện phát hiện 31 tài xế xe container và xe khách dùng ma tuý. Qua đó đã lập biên bản và bàn giao những tài xế này cho công an địa phương quản lý và đưa đi cai nghiện bắt buộc. Cậu Kim tới rồi, theo báo Tiền Phong: Xe bọc thép hộ tống Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un về Hà Nội.
Quan họ tưng bừng lễ hội... Cũng là một độc chiêu của ngành du lịch Việt Nam. Báo Tin Tức kể: Tối 23/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình Về miền Quan họ và kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với chủ đề “Rạng rỡ miền Quan họ”.
Vậy rồi Tết cũng qua... Sau vui chơi mệt nhọc, là kinh doanh mệt nhọc... Báo Doanh Nghiệp VN kể: Tết Kỷ Hợi, người Việt chi 360 tỷ đồng ăn bánh kẹo ASEAN... Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, bánh kẹo, ngũ cốc từ ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đổ về Việt Nam nhiều nhất trong tháng 1/2019 - tháng cao điểm mua sắm bánh kẹo cho dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Ngoài phố dĩ nhiên là đầy nỗi lo, đủ thứ chuyện bắt cóc, đụng xe, bạo hành... nhưng trong trường học cũng nguy ngập đủ thứ.
Chuyện rất buồn ở cõi này, khi con gái xin chết sớm, vì gia đình khổ quá... Báo Gia Đình Mới kể chuyện tại Hà Nội: Cô gái xin bố được chết vì không có tiền chữa bệnh... Mang một 'án tử' trên đầu do bệnh trọng, cô gái trẻ Nguyễn Trà My (sinh năm 2002, ở tại Kim Ngưu, Hà Nội) trách móc bố sao không để con chết cho thanh thản.
Hà Nội tưng bừng chờ đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un... Thế là, có anh thợ hớt tóc muốn kiểu tóc hai lãnh tụ đi đầy đường phố...
Vậy là bóng đá Việt Nam cũng kiếm được một vị trí đáng kiêng nể, tuy là chưa lên chức vô địch thiên hạ...
Bản tin TTXVN kể về lễ tưởng niệm một nhà thơ lớn: Ngày 19/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại Từ đường Nguyễn Khuyến, thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm 110 năm ngày mất nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo bị dọn đi... Để dân chúng khỏi tới biểu tình, thắp hương, phản đối Trung Quốc trước tượng đài?
Có thiệt là Thần Tài giúp người cúng kiếng hay không? Hay chỉ là tấm lòng với cõi vô hình thôi, chứ thực tế không có vị nào giúp mình cõi này kiếm tiền?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.