Hôm nay,  

Đại Họa Từ Đê Chống Lũ

14/08/200600:00:00(Xem: 2307)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, hệ thống đê bao chống lũ là giải pháp bảo vệ tài sản, mùa màng, tính mạng của cư dân vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long khá hiệu quả. Nhưng những đại họa do đê bao gây ra cũng không nhỏ, đó là tình trạng ngập úng, ô  nhiễm môi trường đến mức báo động. Báo Người Lao Động ghi nhận về thực trạng này tại 1 thị trấn qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thị trấn Sa Rài, huyện biên giới Tân Hồng, Đồng Tháp, nơi được mệnh danh là "tiền đồn chống lũ" của đồng bằng sông Cửu Long, trong cơn mưa chiều tầm tã.  Mới hơn 20 giờ mà đường sá vắng ngắt, tối om, hàng quán đóng cửa. Thị trấn ngủ sớm giữa cơn mưa rả rích. Phía ngoài đê bao, nước lụt đang dâng lên từng giờ.

Cách đây 10 năm, địa phương đã xây dựng một con đê bao dài 10 km bao bọc toàn bộ nội ô thị trấn Sa Rài. Con đê có bề mặt 5 m, chân rộng hơn 10 m, cao 7 m so với mặt nước biển, kinh phí xây dựng lên đến 22 tỉ đồng. Sau khi đê xây xong, suốt chục năm qua 10 ngàn dân thị trấn ăn ngon ngủ yên giữa mùa nước nổi, cảnh chạy lụt chấm dứt.  Nhưng được này thì mất kia, cái giá mà 10 ngàn  dân Sa Rài phải trả để được sinh sống, làm ăn yên ổn giữa mênh mông biển nước là tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường đến mức báo động đỏ. Buổi sáng chạy xe một vòng suốt tuyến đê bao, cảnh tượng ô nhiễm khiến phóng viên kinh hoàng. Khắp nơi tràn ngập nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi bốc mùi nồng nặc. Những dòng nước thải đen ngòm, hôi hám lờ đờ chảy vào một con rạch đặc sệt, đầy bọt bèo từ từ hướng về trạm bơm nằm ở một góc khu đê bao.

Từ đó dòng nước độc hại được dàn máy bơm trút thẳng vào kênh Sa Rài, chảy vào ruột Đồng Tháp Mười. Ông Út Dũng, người vận hành máy bơm, kể rằng hễ trời mưa là máy bơm phải chạy, trễ chừng một giờ là cả 3 ấp, 32 con đường và hơn 2 ngàn căn nhà ở thị trấn sẽ chìm trong biển nước hôi thối. Ông Dũng cho biết: "Tui sợ nhất là máy bơm bị kẹt rác, phải nhảy xuống nước gỡ. Mỗi lần vậy là tui muốn phát bệnh, da thịt ngứa ngáy, lở lói".  Phóng viên tự hỏi, khi bơm dòng nước hôi thối, độc hại kia vào kênh Sa Rài suốt 10 năm qua, không hiểu ông có bận tâm chút nào không"

Bạn,

Báo Người Lao Động phân tích rằng chuyện ô nhiễm ở Sa Rài xuất phát từ những người làm dự án xây đê bao nhưng lại quên thiết kế hệ thống thoát nước. Một cư dân nói: "Trời nắng mùi hôi thối càng gắt. Trời mưa thì đỡ hơn nhưng nước bẩn tràn ngập khắp nơi".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.