Hôm nay,  

Nỗi Lo Sập Nhà, Đói Khổ

17/06/200600:00:00(Xem: 2672)

Bạn,

Theo báo Lao Động, tại các miền Tây Nam phần, những năm gần đây, nhiều cụm tuyến dân cư dành cho dân tránh lũ đã được hình thành. Vào sống tại khu tạm cư này, người dân nghèo vùng ngập sâu thoát khỏi cảnh chạy lũ. Thế nhưng, "chất lượng" nhà xây dựng trên các cụm tuyến này đã và đang là vấn đề đáng báo động: sau một cơn dông, một trận gió lốc thì nhà bị tốc mái hoặc bị sập. Cuộc sống ở những khu tạm cư lại còn quá nhiều thiếu thốn; và nhất là tình trạng thiếu việc làm luôn canh cánh trong lòng, dông gió vẫn lơ lửng treo trên những mái nhà nghèo. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, đến thời điểm này, vẫn có thể kể ra rất nhiều cái thiếu ở các cụm tuyến dân cư  vượt lũ, dù mùa lũ 2006 đã sầm sập đến. Ngồi trong những căn nhà khá tuềnh toàng,- nỗi lo lớn nhất, canh cánh bên lòng của cư dân là kiếm sống ra sao...Sau một cơn dông vừa mới đây, 20 căn nhà trên tuyến dân cư  vượt lũ ở xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) chỉ còn là những đống vật liệu ngổn ngang. Gần một tháng sau, những gia đình  dân nghèo không may này vẫn phải đi ở nhờ nhà bà con hoặc chòm xóm. Ông Võ Thành Phước, quê ở Vĩnh Long di dân  đến đây, đang loay hoay dựng vách lá trên một khung nhà. Chỉ nền nhà kế bên, ông Phước kể: "Nhà tui ở bên đó, bị lốc giựt sập. Chờ miết chưa thấy "Nhà nước" tới dựng lại khung, nên phải nhờ khung nhà của hộ kề bên chưa vào ở cất lại nhà ở tạm". Gia cảnh ông Đoàn Văn Sái Lớn gần đó còn nheo nhóc hơn, vì cả nhà vợ chồng con cái tới 6 người. "May nhờ có bà con cho mượn nhà ở tạm", bà Nguyễn Thị Thép (vợ ông Sái Lớn) kể như than thở.

Với số tiền (7 triệu đồng) mỗi hộ dân trên tuyến dân cư này được vay trả chậm trong thời gian 10 năm, cơ quan chức năng địa phương tiến hành dựng khung có mái lợp tôn theo công nghệ Vinaconex. Sau đó, việc hoàn chỉnh ngôi nhà như thế nào tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Thế nhưng, sau khi nhà sập, việc dựng lại khung nhà cho dân quá chậm, khiến cuộc sống của số  gia đình cư dân này vốn đã khó khăn càng thêm khốn khó.Đến nhiều cụm tuyến dân cư  ở Đồng bằng sông Cửu Long, dễ nhận thấy một điểm giống nhau: Khá nhiều nhà đóng cửa im ỉm. Hỏi chuyện, nhiều người dân cho biết: "Nhà nào đóng cửa từ sáng tới tối hay cả tuần là vợ chồng túa ra đi kiếm việc làm thuê làm mướn". 

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, sống trong nhà tranh mái lá xập xệ vùng ngập sâu, về cụm tuyến dân cư dù còn bao thiếu thốn, người dân vẫn cắn răng chịu được, vì không còn phập phồng lo chạy lũ, lo dời nhà, đỡ lo trẻ nhỏ chết đuối...Thế nhưng, hầu hết đây là thành phần dân nghèo không đất sản xuất, nên chuyện kiếm sống trở thành nỗi ám ảnh hàng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.