Hôm nay,  

Số Phận Của Ngư Phủ

09/05/200600:00:00(Xem: 2271)

Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hàng trăm năm nay, người dân phường Xuân Hà, Thanh Khê, vẫn thường gạt sang một bên những cái rùng mình khi nghĩ tới cái chết giữa mênh mông biển cả để giữ lấy nghề câu mực ở đại dương. Chấp nhận đi biển là chấp nhận "hồn treo cột buồm", sự thi gan với biển cả không phải ai cũng thắng, có những người mãi mãi ở lại với biển khơi. Báo Lao Động ghi nhận về số phận của ngư phủ tại phường này qua đoạn ký sự sau đây.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Hiện nay, trên địa bàn phường Xuân Hà có tất cả 126 tàu câu mực lá đại dương với trên 1 ngàn 500 lao động. Trong một chuyến đi ra trùng khơi, thật rùng mình khi nơi phóng viên đang ngồi với các ngư dân cách đất liền cả ngàn kilômét. 5 giờ chiều, chiếc tàu mẹ buông neo cho 18 chiếc thuyền thúng xuống mặt biển. Những chiếc thuyền thúng nhỏ nhoi câu miết đến 3 giờ sáng hôm sau mới được tàu mẹ đón lên tàu, công việc của các ngư phủ không ngừng nghỉ, họ tiếp tục mổ mực rồi đưa mực lên giàn phơi. Cứ thế, một chuyến câu mực mất từ bốn lăm đến năm mươi ngày nhưng tính lại các ngư phủ phải thức trắng 40 đêm, và công sức dành cho một chuyến đi của họ chỉ đổi lấy 3 triệu đồng.

 

Mỗi chuyến ra khơi câu mực đại dương, điều luôn gây hoang mang cho các ngư dân là đau ốm trên biển. Ai không may đau nặng có nghĩa là đồng nghĩa với cái chết. Cũng trong tháng 3.2006, Nguyễn Văn Cứ tổ 5, phường Xuân Hà đã ốm chết khi đi câu mực, anh để lại vợ và 4 con nhỏ. Người chết rồi, còn với những người thân còn sống, mỗi khi nghĩ tới chồng, tới cha, lòng họ lại như bị xát thêm muối biển.

 

Phóng viên đã chứng kiến một phụ nữ trẻ  đứng bên bờ biển mắt trông vào sóng biển xa xăm trống vắng. Phụ nữ  này chờ đợi và hy vọng vào người đàn ông chị từng má ấp, tay kề trở về. Chết và mất tích là đồng nghĩa, nhưng vì hai chữ mất tích nên chị còn chút hy vọng. Quay về với căn nhà cùng hai đứa con nhỏ và người mẹ già, chị bảo: "Vì chồng mất tích, chưa tìm được xác nên theo quy định chị phải chờ 6 tháng sau mới nhận được bảo hiểm của chồng để có tiền chuẩn bị cho con đến trường".

 

Cũng theo báo Lao Động, có một nghịch lý đến xót lòng trong cuộc sống người dân đánh mực nơi đây: Thói thường ai đi biển cũng trông cho trời yên biển lặng, với ngư dân Xuân Hà biển động cũng chết, mà biển lặng thì cũng chẳng vui vẻ gì vì khi biển lặng, câu được nhiều mực thì giá lại rớt thảm hại.Năm 2003 giá một lít dầu là 4 ngàn500 đồng trong lúc một cân mực khô được bán 25 ngàn đến 27 ngàn đồng, nay giá dầu lên đến 7 ngàn 500 nhưng giá mực chỉ còn 21 ngàn đồng. Bán mực trước lấy tiền sau đang là hành động bóp nghẹt cuộc sống người dân  vùng biển Xuân Hà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.