Hôm nay,  

Thợ May Bị Bóc Lột

26/10/199900:00:00(Xem: 6399)
Bạn,
Tại Sài Gòn, ngành may là một ngành đang thu hút đông đảo thành phần lao động từ các tỉnh về cần tìm việc làm. Theo tài liệu của sở Công nghiệp CSVN Sài Gòn, hiện có 4 loại hình doanh nghiệp của ngành may: công ty hoặc xí nhiệp may quốc doanh, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, cơ sở may hay lò may tư nhân. Với loại hình thứ tư, do vốn đầu tư không lớn, yêu cầu về tay nghề lao động không đòi hỏi cao nên thời gian qua, những lò may tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều ở thành phố Sài Gòn. Tuy nhiên do điều kiện làm việc cực nhọc mà thu nhập lại thấp, nên những lò may này không tuyển được lao động ở thành phố mà chỉ thu hút được lao động từ các tỉnh. Cũng từ đó, một số lò may tư nhân đã định ra những cách trả lương nghiệt ngã để buộc chân người lao động, tận dụng tối đa sức lao động của người thợ với đồng lương rẻ mạt. Hiện trạng này được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Tại Tân Bình, anh Nguyên kể cho chúng tôi về chuyện cô cháu gái của mình: Họ hàng của tôi ở Huế, ai cũng muốn cho con vào Sài Gòn tìm việc, vì ngoài đó tìm được việc làm rất khó. Có một số chủ lò may thường đến quê tôi để tuyển lao động. Họ đưa ra mục thu nhập cả năm là 8 chỉ vàng cộng với bao ăn ở. Ở nhà quê, nghe nói một năm 8 chỉ vàng là mừng vô cùng, chứ biết đâu mỗi tháng chỉ có khoảng 300 ngàn tiền lương. Đến khi vào Sài Gòn, bát tay vào việc ở một lò may, đứa cháu của tôi mới thực sự vỡ lẽ. Vì giao kèo với nhau là trả lương theo năm, nên người chủ đã vắt kiệt sức người lao động. Thợ phải làm việc đến nửa đêm trong sự hối thúc của chủ. Càng nhiều sản phẩm càng tốt, bởi vì làm 10 sản phẩm hau 100 sản phẩm thì lương cũng như nhau. Những người thợ ở các lò may này làm việc rất cực nhưng ăm uống thì kham khổ, nên sức khỏe đứa cháu của anh Nguyên ngày càng giảm sút. Sau 4 tháng làm việc, cô gái xin nghỉ vì chịu không nổi. Lúc này, bà chủ phán một câu xanh rờn: Giao kèo làm việc một năm, anh Nguyên nhờ tổ dân phố can thiệp và phải đi lại mấy lần, bà chủ mới chịu trả 300 ngàn tiền công của 4 tháng làm việc. Cách trả lương như thế này thật ra chỉ là một biện pháp lừa đảo để bóc lột người lao động. Một nạn nhân khác là cô Quyên, thợ may ở Thủ Đức kể: Hợp đồng với em là 3.6 triệu đồng/năm, tương đương với 300 ngàn một tháng. Thế nhưng làm hết tháng đầu, em mới biết mức lương đó là chưa trừ tiền ăn ở. Sau khi trừ tiền ăn ở, em chỉ còn 180 ngàn đồng một tháng. Thế là mất trắng một tháng làm việc không công để đi tìm việc khác, chứ 180 ngàn đồng/1 tháng thì làm sao sống nổi.

Anh Trần Đức Tiến, chủ lò may tư nhân ở Bảy Hiền cũng bất bình về cách trả lương của một số lò, anh nói: “Đã sản xuất thì không ai không muốn lời nhiều, nhưng trả lương trọn năm để bóc lột người lao động bằng cách làm việc không giờ giấc, cho ăn uống cực khổ thì không thể chấp nhận được. Tôi cũng là người đi tuyển các em lao động ở miền Trung vào nhưng trả lương khoán sản phẩm. Các em làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Cách trả lương này là hợp lý cho cả thợ lẫn chủ”. Theo chúng tôi, dù có tính lương cách nào thì người thợ may ở lò tư nhân vẫn thiệt thòi. Vì ngoài đồng lương, họ không được các khoản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền phụ cấp làm thêm giờ…

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hiện nay chính quyền CSVN địa phương cũng không quản lý được số lò may tư nhân, bởi các cơ sở này thường tập trung ở những khu vực có nhiều người nhập cư, tạm trú, tại những nơi mà nhà không số, phố không tên!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.