Hôm nay,  

Thân Phận Dân Bốc Xếp

7/22/199900:00:00(View: 7056)
Bạn,
Theo báo trong nước, hiện thành phố Sài Gon có gần 1 ngàn công nhân sinh nhai bằng nghề bốc vác ở các giang cảng như Bình Đông, Hàm Tử, Nguyễn Duy và các bến xa, nhà ga tàu lửa. Hàng ngày, những công nhân ngành này hàng ngày phải bán mồ hôi, sức người để rồi chỉ nhận được những khoản thù lao ít ỏi. Mới đây, nỗi lo về mưu sinh của họ lại gia tăng khi bộ tài chánh và tổng cục thuế CSVN bày ra thuế giá trị gia tăng (VAT) đánh trên các mặt hàng nhập cảng, sản xuất và các loại hình dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ bốc vác. Quyết định này khiến cho các hợp tác xã phải giảm tiền công của công nhân để đóng thuế, hoặc cắt các khoản tiền tích lũy, tiền đóng bảo hiểm y tế cho công nhân. Cùng với nỗi lo do ảnh hưởng của thuế VAT, người công nhân khuân vác còn phải đối mặt thường xuyên với tình trạng thất thường về việc làm. Thân phận và sự khốn cùng của thành phần lao động bốc xếp được báo Sài Gòn ghi nhận như sau.
Bốc vác là một nghề tưởng đơn giản nhưng lại đầy cạnh tranh, đặc biệt là tại ga Sóng Thần, vùng đệm giữa Sài Gòn và Bình Dương. Ở đây có hai đơn vị bốc vác hoạt động đan xen nhau là Hợp tác xã Thủ Đức 2 và Hợp tác xã Thuận An (Bình Dương). Ở các bến xe thì công nhân bốc vác hoạt động trong hợp tác xã phải cạnh tranh với lực lượng bốc vác của các cửa hàng. Cùng ở trong ga Sóng Thần, song hè bên kia là lãnh địa của hợp tác xã bạn, không được bén mảng tới. Từ khi giá công bốc vác bị thả nổi, không còn được cơ quan chức năng ấn định như thời bao cấp thì thu nhập của anh chị em trở nên “hẻo” chưa từng có. Các chủ hàng ngày nay khỏe re vì thái độ phục vụ của lao động bốc vác đã đổi hẳn. Không ai dám đòi tiền bồi dưỡng của chủ hàng, mà lại phải chịu trách nhiệm trọn gói: nhận bốc vác, kiểm điểm hàng hóa giao cho phía chủ hàng. Ít có người nào dám làm khó với người quản lý mình vì họ hiểu phải làm tốt mới tạo được uy tín, mới có được việc để làm, “có tạ lên vai mới có ăn”. Họ buộc phải làm theo ca vì không có đủ việc để làm cả ngày. Nhiều lúc mưa bão, đường bị tắc, tàu không chạy, nhiều công nhân bốc vác phải lang thang ở bến Nguyễn Duy, bến Vân Đồn, bến Bình Đông tìm cách bốc vác cho kho lương thực. Có người phải tạm chuyển sang nghề honda ôm hoặc làm phụ hồ để kiếm sống. Tháng 10 năm ngoái, các cơn bão nối tiếp nhau khiến một số lao động bốc vác phải ăn cháo trừ cơm. Tình hình ngưng trệ sản xuất 6 tháng đầu năm nay đã làm cho các hợp tác xã bốc vác phải chia ca lãnh việc: ca này làm thì ca khác ngồi chơi.

Ông Võ Thành Linh, phó chủ nhiệm Hợp tác xã Thủ Đức 2 cho biết, mức thu nhập trung bình của anh chị em khuân vác ở đây chỉ khoảng 30 ngàn đến 35 ngàn đồng/ngày, có việc là làm, bất kể giờ giấc vì hễ chần chờ là bị chủ hàng bỏ rơi, kêu ngay người khác. Ở hầu hết các hợp tác xã, lực lượng lao động nữ không nhiều, chỉ độ 5-6%, và họ phải chấp nhận những công việc nặng của nam giới: có tạ lên vai mới có ăn. Anh chị em còn phải kiêm luôn việc quét dọn toa tàu sạch sẽ sau khi bốc vác xong. Phải dọn dẹp vệ sinh kho chứa phân hóa học hoặc acid, có anh em không chỉ vã mồ hôi vì lao động nặng mà vì nuốn ói mửa.
Bạn,
Theo ban chủ nhiệm các hợp tác xã, từ ngày 1 tháng 1/1999, thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đối với các loại hình bốc xếp. Hợp tác xã nào không đăng ký thuế thì sẽ không được tích lũy, giữ lại lợi nhuận để lập quỹ tương trợ, bảo hiểm y tế. Một số hợp tác xã khác buộc phải họp đại hội xã viên, sửa đổi điều lệ, quyết định không giữ lại lợi nhuận, không tích lũy để khỏi phải đóng thuế, như thế, tất cả các xã viên khi bị đau ốm thì sẽ không có bảo hiểm y tế, họ phải tự điều trị bằng tiền túi của mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải có màn đinh tặc cố ý, hay chỉ là vô ý? Rơi đinh giữa đường, có nên nghi ngờ là âm mưu sát nhân hay không? Bởi vì, có thê chết người... Trong xã hội này, cái gì cũng đáng ngờ... Bản tin Infonet kể rằng đã tìm được thủ phạm khiến hàng trăm xe thủng xăm ở cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội.
Chuyện thuốc giả chữa ung thư không cho người vẫn gây sôi nổi... Trong khi đó, Bộ Y Tế kiên quyết rằng đó là thuốc thật nhưng kém chất lượng
Vậy là vào năm học mới… nhằm trong mùa lễ Vu Lan, mới biết lòng mẹ cha đi theo bước trẻ… Bản tin Infonet ghi nhận về buổi sáng ngày 5/9/2017, với 21 triệu học sinh cả nước tựu trường dự Lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018.
Vậy là tới mùa Vu Lan, mùa báo hiếu mẹ cha... Tuy xã hội vẫn có những bất toàn về thể chế, xã hội, đạo đức, lòng người vẫn bền chặt nương tựa trong tình thương với ba mẹ... Báo Người Đưa Tin về về Hà Nội: Biển người ngồi dưới lòng đường trước chùa Phúc Khánh dự lễ Vu Lan...
Thuốc giả thì cứ bảo là thuốc thật nhưng kém chất lượng, trong khi đó công an nói mìn giả là mìn giả, hình như không ai dám nói đó là mìn thiệt nhưng kém chất lượng.
Trong tuần lễ này sẽ có một ngày đáng ghi nhớ cho người mê thơ: nhà thơ Vũ Hoàng Chương từ trần ngày 6 tháng 9, năm 1976.
Nhức nhối vẫn là ung thư... nhức nhối vẫn là hiện tượng bán thuốc giả công khai từ các cấp cao nhất của Bộ Y Tế... nhức nhối vẫn là, có vẻ như Đảng CSVN muốn bịt miệng toàn dân về nỗi đau bị siết họng cho chết trong phòng bệnh bằng thuốc giả, thuốc dỏm, thuốc ma, thuôc không ai biết xuất xứ từ phòng thí nghiệm nào, thuốc không có cả giấy tờ nhưng được ma mãnh bằng giá tờ giả...
Nan đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay kể ra là nhiều kinh khủng: thể chế, quyền người căn bản, thủ tục kinh doanh, hối lộ, tham nhũng... nhưng trong tầm xa, sẽ có một trở ngại lớn, đó là hiện tượng robot sẽ thay thế cho nhân lực. Lúc đó, công nhân mất việc hàng loạt.
Như thế, chính quyền Hà Nội và Bộ Quốc Phòng nhất quyết cướp đất của dân Đồng Tâm? Nhà trí thức Nguyễn Đình Ấm trong baì viết “Hãy chấm dứt hành vi càn dỡ, bất nhân ở Đồng Tâm!”
Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế có thông tin chính thức về quá trình cấp phép cho các thuốc của VN Pharma kể từ khi tổng giám đốc VN Pharma bị bắt (năm 2014).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.