Hôm nay,  

‘thần Đèn’ Ơû Đà Nẵng

20/03/200300:00:00(Xem: 4669)
Bạn,
Như VB đã loan, sau khi nâng đình Nại Nam, một di tích lịch sử văn hoá Đà Nẵng lên cao gần 2m, "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy, xuất thân là 1 nông dân ở miền Tây Nam phần VN, lại một lần nữa lập lên kỳ tích: di dời hai cây đa cổ thụ trên 100 tuổi từ bên trái đình ra phía sau đình cho phù hợp với cảnh quan chung của ngôi đình. Điều đáng nói là thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy chỉ có trình độ văn hóa tiểu học, chưa học qua một khóa, dù là khóa sơ cấp về kiến trúc xây dựng, thế nhưng ông đã làm được điều kỳ diệu đó trước sự kinh ngạc của nhiều người... Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Đứng quanh gốc đa, điều gây thích thú cho mọi người là tít trên những chạc ba ở những cành cây cao hơn 10m vẫn còn nguyên mấy chiếc tổ chim sẻ được bện bằng những sợi rơm vàng óng. Những chú chim sẻ xám đậu vắt vẻo trên cành nghiêng đầu nhìn xuống đám đông như không hay biết nhà của chúng đang được chuyển đến nơi ở mới. Ông Lũy cho hay: "Trong lúc nâng đình Nại Nam vào trước Tết Quý Mùi và chuẩn bị để sau Tết dời tiếp hai cây đa, tôi đã nhiều đêm nghiền ngẫm bản vẽ và nghĩ ra phương pháp tối ưu là làm sao tách gốc cây ra khỏi nơi ở cũ mà cây vẫn phát triển bình thường". Nói đến đây, ánh mắt ông Lũy như ánh lên niềm tự hào: "Sau khi kiểm tra chất đất và nguồn nước tại khu vực cây đang sống, tôi phát hiện do nguồn nước ở đây có quá nhiều phèn nên các loại cây trồng ở vùng đất này ít phát triển rễ cái. Hơn nữa, đa là một loại cây có bộ rễ chùm phát triển rất mạnh. Do vậy, nếu cắt bớt rễ cái và tìm cách kích thích rễ phụ mọc thì cây vẫn phát triển bình thường". Từ sáng kiến này, ông Lũy đã cho thợ xén đất chung quanh bầu rễ của hai cây đa chuẩn bị di dời và hàng ngày thường xuyên tưới nước để kích thích bộ rễ mọc thêm. Bằng cách làm này, cây đa thứ nhất dù đã được tách khỏi rễ cái và nơi ở cũ gần một tháng nay nhưng cành lá vẫn xanh tươi và nảy nhiều lộc mới.

Trước khi di dời cây đa thứ nhất, ông Lũy đã cho thợ dùng kích nâng bật gốc lên cao khoảng 1.3m. Một lớp lưới thép B40 được sử dụng để bó bồn đất với đường kính gốc cây rộng 5m, đồng thời định vị đáy bồn bằng một lớp bê tông mỏng. Để lấy đường đi cho cây, ông hướng dẫn thợ đào một giao thông hào rộng 6m, sâu 4m với chiều dài hơn 40m. Khối cây nặng hơn 5 tấn với cành lá xum xuê toả bóng đã được dịch chuyển một cách khá nhẹ nhàng trên bề mặt các tấm ván lát hào đến vị trí đã định bằng những trục lăn nối với hệ thống dây tời từ một chiếc palan có tải trọng 10 tấn, được những người thợ vận hành kéo đi với chiều dài mỗi ngày 10-15m. Đề phòng gió mạnh làm cây đổ, ông Lũy cho đặt ở bốn góc hào bốn chiếc palan và buộc chặt bốn cành đa lớn vào hệ thống tời do bốn người thợ phụ trách. Khi hệ thống tời ở gốc cây vận hành kéo gốc đa dịch chuyển, hệ thống tời ở bốn góc hào cũng từ từ dịch chuyển theo. Cứ thế, đúng ngày 11-3, chỉ trong 4 ngày, "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy và tám người thợ của mình đã dời cây đa đầu tiên vào vị trí đã định ở phía sau đình Nại Nam trong sự hò reo của dân chúng.
Bạn,
Cũng theo báo TT, thần đèn tâm sự với phóng viên rằng tuy thời gian gắn bó của ông với mảnh đất miền Trung không lâu và ông chưa làm được gì nhiều cho mảnh đất này, nhưng ông cảm thấy phải có trách nhiệm góp sức với các địa phương cứu các di tích cổ đang trong thời gian xuống cấp nghiêm trọng như cầu Hội An, các tháp Chăm cổ ở Mỹ Sơn đang bị nghiêng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.