Hôm nay,  

Nữ Hoàng Lúa Gạo

18/07/200000:00:00(Xem: 6859)
Bạn,
Nhân vật được nhắc đến trong lá thư này là Quách Thị Bích Tuyên, chủ doanh nghiệp tư nhân chế biến Kinh doanh lương thực Hiệp Thành Hưng ở Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, người được giới buôn bán nông sản miền Tây gọi là nữ hoàng lúa gạo. Tháng 4/1999, nữ thương gia này đã cùng chồng ẵm 11 tỷ đồng tiền của 1 công ty và 157 người, rồi cao chạy xa bay. Sau hai tháng bỏ trốn, nữ hoàng bị bắt vào tháng 6/1999. Phải mất một năm sau, Công an CSVN Cần Thơ mới hoàn tất vụ án. Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, nạn nhân của nữ hoàng gạo gồm đủ thành phần, nhưng đông nhất vẫn là dân làm nghề hàng xáo, mua lúa chà gạo bán kiếm lời. Địa chỉ của các nạn nhân rải rác khắp nơi ở miền Tây nhưng phần nhiều là dân ở huyện Thốt Nốt. Nhiều người đã làm ăn với bà Tuyên từ đầu đến cuối, cũng có người chỉ mới làm vố đầu tiên. Chiêu thức của bà Tuyên là mua chịu giá cao và tặng quà để lấy lòng.

Viết về thành tích của nữ hoàng này, báo Lao Động ghi nhận như sau: Theo kết quả điều tra, bắt đầu từ năm 1997, doanh nghiệp của bà Tuyên đã không còn cân đối được tài chánh do điều kiện cạnh tranh trong kinh doanh và do nguồn vốn vay sử dụng để mở rộng cơ sở khá lớn. Để cứu vãn tình thế, bà Tuyên bắt đầu thực hiện chiêu thức mua chịu với giá cao để “lấy sau, đắp trước”. Cùng với giá mua cao, bà Tuyên mùa quà tặng cho khách hàng trong dịp Trung thu, Tết và chơi đẹp với người làm công, với bà con lối xóm mỗi khi họ gặp khó khăn để gieo tiếng tốt. Một nạn nhân kể lại: Tôi vác lúa cho chị Năm Tuyên từ hồi Hiệp Thành Hưng mới thành lập. Chị luôn giúp tôi trong cuộc sống. Đến lúc gần bỏ trốn, tôi thấy chị mua gạo giá cao hơn 500 đồng/kg, tôi ham quá. Thật ra cũng có sợ nhưng chị nói: tao có giựt là giựt của người ta chứ tụi bây mà tao lại đi giựt à" Vậy là tôi nghỉ vác mướn, về quê vợ mua chịu lúa, chà gạo bán cho chị. Đến chuyến thứ hai thì chị đi luôn, nợ tôi hơn 11 tấn gạo. Từ đó đến nay tôi không dám về bên quê vợ.

Không phải chỉ có nạn nhân trên, hầu hết những người mà phóng viên báo Người Lao Động tiếp xúc đều có nhận xét: cô Năm Tuyên là người tốt. Một ông tên là H kể: Tôi thấy cô Năm mua chịu nhiều quá cũng hơi nghi, nhưng khi thấy người ta bán bạc cả trăm triệu còn không sợ, mình có vài chục triệu thì lo gì. Bây giờ lỡ ra, nợ nần chồng chất, ân hận cũng không kịp. Không chỉ có nông dân bị gạt mà hai doanh nghiệp quốc doanh cũng bị bùa mê của nữ hoàng. Theo thú nhận của nữ hoàng, từ tháng 3/1999, doanh nghiệp Hiệp Thành Hưng không còn khả năng thực hiện những hợp đồng lớn. Thế nhưng ngày 10/3/1999, Quách Thị Bích Tuyên vẫn ký hợp đồng mua của công ty Ninh Kiều 600 tấn gạo 10% tấm xuất cảng, với tổng giá trị hợp đồng là 1.8 tỉ đồng, kỳ hạn 5 ngày trả đủ bằng tiền mặt. Ngay trong ngày ký hợp đồng, nữ giám đốc Bích Tuyên đã nhận đủ 600 tấn gạo của công ty Ninh Kiều rồi chở qua Xí nghiệp 347 để trừ nợ. Mặc dù Bích Tuyên không thực hiện đúng hợp đồng là trả tiền sau 5 ngày nhận hàng, nhưng công ty Ninh Kiều vẫn cho nữ hoàng tạm ứng 100 triệu đồng vào ngày 23-3-1999 để đến ngày 29-3 lại ký tiếp hợp đồng mua của Bích Tuyên 500 tấn gạo 15% tấm xuất cảng, với tổng giá trị hợp đồng là 1.38 tỷ đồng, và Tuyên được ưu ái ứng trước 80% giá trị hợp đồng với số tiền là 1.2 tỷ đồng.

Bạn,
Trong khi nữ thương gia này lún sâu vào các khoản nợ với nông dân và công ty Ninh Kiều thì thêm một xí nghiệp quốc doanh ở An Giang đến nộp mạng. Qua trao đổi, bà Tuyên đồng ý bán cho xí nghiệp này tổng cộng 1,500 tấn gạo với số tiền là 4 tỉ 110 triệu đồng, xí nghiệp ứng trước 60% giá trị hợp đồng, với số tiền 2 tỉ 446 triệu đồng. Ngay sau khi nhận đủ tiền tạm ứng, hai vợ chồng lập kế đi xa, thế là ông quốc doanh mất toi hơn 2.4 tỷ đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào thăm Việt Nam. Những chuyển biến lịch sử đang xảy ra trước mắt chúng ta. Một chuyện lạ cũng mới xảy ra: cán bộ đảng xông vào trường, bắt một cô giáo quý 40 phút mới thôi; đúng là thiên đường giáo dục, học theo gương ông Hồ...
Hôm nay, xin thành kính tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, người có những dòng nhạc ghi sâu trong một phần hồn của dân tộc.
Đi chùa đông quá... Trước tiên là cầu an, sau là tự tay gõ chuông chùa. Báo Pháp Luật chuyện Sài Gòn: Sáng 2-3 (nhằm ngày rằm tháng giêng), rất đông người dân đã đổ về các ngôi chùa ở TP.SG như Vĩnh Nghiêm (quận 3), Phước Hải (quận 1)... để viếng Phật cầu an.
Thề không tham nhũng, không trộm cắp, không lấy của công làm của tư... Đó là Hội Minh Thề. Phải nói, ông bà mình tuyệt vời. Thời này chỉ còn là nghi lễ tại một địa phương rất hẹp.
Lễ hội tưng bừng... lễ hội đầu xuân cũng là cơ hội cho các chính quyền địa phương kiếm tiền, không chỉ là riêng cho ngành du lịch.
Vậy là Trung Quốc bung tiền đi mua nhà, mua đất nước khác... Ngay cả nước giàu như Pháp cũng sợ độc chiêu này, huống gì Việt Nam.
Có phải người Trung Quốc đang rủ nhau sang Việt Nam định cư? Có phải họ dư tiền, sang Việt Nam mua nhà, sang mở tiệm kinh doanh, rồi cưới vợ Việt để ở luôn? Hình như chiến dịch này đang tiến hành ở một vài nơi.
Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng hơn rất nhiều nhạc sĩ khác, tuy rằng ông đã rời thế giới âm nhạc hơn 4 thập niên, từ ngày ông bị đẩy vào nhà tù... Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa từ trần tại Sài Gòn.
Mới mấy hôm trước, là sinh nhật của Hoàng Cầm, một nhà thơ lớn của dân tộc. Hoàng Cầm sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922. Sau đây là hiệu đính và bổ túc từ một bài năm trước.
Vậy là Cảnh sát biển Việt Nam sẽ có lực lượng không quân riêng? Đây là một dấu hiệu cho thấy tuần tra biển sẽ gay cấn thêm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.