Hôm nay,  

Hướng Dẫn Viên Chân Đất

19/04/200300:00:00(Xem: 5255)
Bạn,
Sapa, vùng núi của miền Bắc VN, ngoài những phiên chợ tình, mua bán thổ cẩm, uống rượu San Nùng, thì cái hấp dẫn nhất với khách du lịch nước ngoài là vào thăm các thôn bản. Và Sa Pa đã cho ra đời một thứ nghề: Nghề đưa khách du lịch ngoại quốc đi các bản được người ta gọi là hướng dẫn viên chân đất. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Phần lớn trẻ em làm nghề này ở đất Sa Pa đều là những bé gái. Đường sá quanh co để dẫn khách tới các bản, các em đã thuộc, đã quen từ thời bé. Ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Mông là của các em. Cái khó của các em đến với nghề này là học tiếng nước ngoài (chủ yếu tiếng Anh). Nhưng chuyện cũng không phức tạp lắm. Tuổi các em nhỏ, ngoài khả năng bắt chước, học bồi các em còn có cái thuận là tiếng Mông cũng là ngôn ngữ thuộc loại âm gió. Một nhà ngữ học đã nói: Vì cách nói theo hệ âm gió nên không ở đâu trẻ em lại học nhanh và phát âm chuẩn tiếng Anh như trẻ em người Mông ở miền đất này. Chuyện cũng đã được nhiều khách du lịch khẳng định khi đến đây. Những bé gái người Mông ở Sa Pa đến với nghề hết sức đơn giản. Một sức khoẻ, chút hoạt bát và một số lượng tiếng Anh đủ cho giao tiếp là có thể xuống chợ, tìm vào các nhà nghỉ, quán ăn mà "Hello" để bắt khách. Riêng tại thị trấn Sa Pa, mỗi ngày cũng có cả vài chục bé gái làm nghề này một cách hết sức chuyên nghiệp, đó còn là chưa kể những bé gái làm nghề nghiệp dư đang găm, cắm ở các thôn bản trong huyện. Nếu lên Sa Pa, đảo mắt thấy 2 hoặc 3 bé em đang đứng tư lự bên gốc cây samu hay lang thang trong chợ với một bộ đồ, một túi thổ cẩm, 1 dao đi rừng thì đó chính là những hướng dẫn viên chân đất đấy. Nếu cần, bạn cứ tìm đến mà đặt tour, chuyện này đã quá quen không chỉ với khách ta mà còn cả khách Tây nữa.

Bé gái đầu tiên "khai sinh" ra cái nghề hướng dẫn viên chân đất ở đất Sa Pa có lẽ là Sùng Thị Tùng ở bản Tả Phìn của Sa Pa. Bây giờ Tùng đã là một hướng dẫn viên chân đất chuyên nghiệp có tên tuổi ở đất Sa Pa nên cuộc gặp gỡ của tôi với Tùng hết sức đơn giản. Tùng vào nghề này ngẫu nhiên do nhà Tùng ở cách Sapa không xa. Tùng nhớ lại: năm ấy Tùng vào nghề lúc mới 15 tuổi, trong một lần ra chợ chơi. Đi chợ chủ yếu là mua những thứ vụn vặt cho gia đình nhưng không hiểu sao Tùng đã bị một đám người Tây "chấm sổ", bâu lấy với những thứ tiếng khó hiểu. Ngơ ngơ, ngác ngác, Tùng đã được một khách người Kinh giải thích: Tụi chúng nó muốn mày dẫn xuống chơi ở mấy thôn dưới bản Cát. Đi thì chúng nó cho tiền đấy! Thế là như một phản xạ bột phát, Tùng gật đầu. Đó là buổi đầu vào nghề hết sức khó khăn và vất vả của Tùng do bất đồng ngôn ngữ. Và cô đã bắt đầu chú ý học nhái những thứ tiếng lạ hoắc kia. Họ chỉ vào cái gì phát âm là Tùng gắng nhớ. Hơn một ngày đi Tùng đã học được cách chào, cách mời ăn, mời uống cùng mấy đồng tiền xanh lạ lẫm. Tiền ấy Tùng không tiêu được ngay ở chợ mà phải đổi cho một người Kinh bán vải. Ngày đi ấy, số tiền quy đổi đã cho Tùng số tiền thu nhập tới gần 200 nghìn đồng.
Bạn,
Theo báo này, từ buổi ấy, rỗi lúc nào Tùng tìm đến thị trấn lúc đó. Có khách thì đưa, không có thì lang thang với người Tây tìm cách chuyện trò và học tiếng. Gần 5 năm làm nghề, bây giờ ngoài một nguồn thu khá hấp dẫn từ việc đưa tour, Tùng còn nói được tiếng Anh như gió. Nhờ kinh nghiệm và số từ vựng Anh ngữ kia, Tùng đã trở thành một trong những con "át chủ bài" của nghề "sơn nữ bộ hành" ở đất Sa Pa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.