Hôm nay,  

Giếng Nước Làng Quê

2/9/200300:00:00(View: 5388)
Bạn,
Nông thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà gianh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa, người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. Vì thế Cây đa-Giếng nước- Mái chùa đã trở thành những hình ảnh của quê hương, nhất là đối với người xa xứ. Báo quốc nội viết về sự gắn bó của con người miền quê với hình ảnh giếng làng như sau.
Nước mưa là tinh khí của trời cha và được đất mẹ giữ lấy, để từ đây mọi sinh linh sinh sôi và phát triển. Giếng nước là nơi tụ hội nguồn sống, là nơi tích phúc để dân làng ăn nên làm ra, và do đó nó là nơi của niềm hoan lạc kỳ thú. Trong sinh hoạt đời thường, người ta lấy nước giếng về dùng trong sinh hoạt như nước mưa, nó ngọt lăm khoan khoái như móc lành, làm dịu cơn khát và góp phần tạo nên những bữa ăn hàng ngày. Giếng nước còn là chiếc gương lớn để các cô gái ra gánh nước thì tranh thủ soi mình làm duyên. Và vì thế bên giếng làng thường diễn ra những cuộc hò hẹn ân tình lứa đôi.
Trong cái tổng thể văn hoá làng quê bình dị mà lung linh huyền ảo, cây đa có thần, mái chùa có phật thì giếng nước là sự tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Bàn thờ gia tiên ở nhà dân hay bàn thờ thần thánh ở đền, đình đều không thể thiếu được bát nước mưa hay nước giếng. Trước ngày hội làng, bài vị và ngai thờ Thành hoàng đều được mục dục (lau chùi) bằng nước giếng hay nước sông. Và nếu hội có thi nấu cơm hay thi làm cỗ thì đều lấy nước từ giếng làng.

Vài mươi năm nay, nông thôn từ ngày ngói hoá thì nhiều nhà đồng thời cũng có bể nước mưa, và khi triển khai phong trào nước sạch nông thôn thì nhà nhà có giếng đào và giếng khoan, do đó nhiều nơi chiếc giếng làng bị lãng quên và rồi san lấp để lấy mặt bằng xây dựng! Tuy nhiên không ít nơi chiếc giếng vẫn đang tham gia vào cuộc sống thường nhật của dân làng, thậm chí gắn bó với đời sống tâm linh của cả cộng đồng. Làng Giang Xá (Hà Tây) ngay trước cửa đền Lý Nam Đế là một khẩu giếng đất to, mặt thoáng thường xuyên thả bèo ong giữ cho nước giếng luôn trong mát. Làng Hiệp Thuận (Hà Tây) đào trong cù lao nhỏ giữa hồ có đường thông ra, đang là nguồn nước sạch của nhiều nhà. Nhiều nơi, trước cửa đình vẫn còn khẩu giếng bán nguyệt xây gạch Bát Tràng gợi lại khúc sông cong làm nơi tụ thủy-tụ phúc.
Cũng có một số giếng ngày nay không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn được địa phương giữ gìn sạch sẽ, chẳng hạn khẩu giếng ở đầu đình Đại Phùng (Hà Tây) bên dưới xây bằng những thỏi đá ong, còn thành giếng là cả một khối đá ong khoét rỗng lòng, trông thật mộc mạc mà đanh chắc, hay khẩu giếng ở trước nhà Tổ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) có thành giếng là một khối đá xanh khoét rỗng lòng, phía ngoài toả chân ra nền sân giếng tạo thành một đoá sen nở rộ với những cánh hoa chạm khá cầu kỳ.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, giếng làng nay còn ít và cũng ít giá trị thực dụng, nhưng những giá trị văn hoá của nó lại càng đậm trong tâm thức mọi người, và vì thế nó cứ lung linh toả sáng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một điểm ghi nhận: đa số dân chúng không tin vào chuyện góp tiền cho Đảng, Đoàn, hội, Ủy Ban Nhân Dân cứu trợ nữa... vì cán bộ sẽ ăn chận...
Một người trúng số, dân nghèo rủ nhau tới xin tiền, chật cả phố thị... thế là, gia đình người trúng số phải lánh nạn, nhờ quan chức phường trao tặng từ thiện.
Nói ra, cả thế giới không ai tin. May quá, có băng hình ghi lại, 2 quan chức đấm một phụ nữ nơi công cộng. May quá, chưa đấm chết chị này, chỉ mới bị thương thôi, phải chăng đó còn là nhân đạo...
Bây giờ, hễ nghe tới nước mắm là cứ lo. Không biết trong nước mắm ngoài chợ, có bao nhiêu phần là giả, bao nhiêu phần pha trộn, bao nhiêu phần hóa chất… và có hại sức khỏe gì chăng.
Trước tiên, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đưa ra Bản Lên Tiếng. Bản văn ký từ Sài Gòn, hướng về Miên Trung để ủng hộ ngư dân và giáo dân bốn tỉnh miền Trung.
Bản tin VietnamNet ghi trong bản tin tựa đề “Chất độc hại thận, hỏng thai tràn lan: Cấm hay không?” cho thấy một nghịch lý: biết là độc, vẫn chưa muôn cấm.
Quê hương đói nghèo, trẻ em suy dinh dưỡng... một thời như thế nhiều thập niên, và bây giờ vẫn thê thảm như thế ở nhiều miền đất nước.
Nhưng vẫn hợp lý, theo giải thích: Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định nói việc bổ nhiệm con gái Phó giám đốc Sở kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm làm Phó chi cục trưởng là đúng quy trình.
Bản tin Infonet kể rằng vào ngày 11/10, Thanh tra Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng vì đăng tin sai sự thật.
Và Thương Xá Tax có nhiều kỷ niệm với dân Sài Gòn. Một thời bạn sinh ra, nhiều phần là được ba mẹ ẵm ra phố chơ, bước vào Thương Xá Tax, cho chạy lăng quăng dọc theo các hành lang thương xá.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.