Hôm nay,  

Giếng Nước Làng Quê

2/9/200300:00:00(View: 5391)
Bạn,
Nông thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà gianh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa, người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. Vì thế Cây đa-Giếng nước- Mái chùa đã trở thành những hình ảnh của quê hương, nhất là đối với người xa xứ. Báo quốc nội viết về sự gắn bó của con người miền quê với hình ảnh giếng làng như sau.
Nước mưa là tinh khí của trời cha và được đất mẹ giữ lấy, để từ đây mọi sinh linh sinh sôi và phát triển. Giếng nước là nơi tụ hội nguồn sống, là nơi tích phúc để dân làng ăn nên làm ra, và do đó nó là nơi của niềm hoan lạc kỳ thú. Trong sinh hoạt đời thường, người ta lấy nước giếng về dùng trong sinh hoạt như nước mưa, nó ngọt lăm khoan khoái như móc lành, làm dịu cơn khát và góp phần tạo nên những bữa ăn hàng ngày. Giếng nước còn là chiếc gương lớn để các cô gái ra gánh nước thì tranh thủ soi mình làm duyên. Và vì thế bên giếng làng thường diễn ra những cuộc hò hẹn ân tình lứa đôi.
Trong cái tổng thể văn hoá làng quê bình dị mà lung linh huyền ảo, cây đa có thần, mái chùa có phật thì giếng nước là sự tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Bàn thờ gia tiên ở nhà dân hay bàn thờ thần thánh ở đền, đình đều không thể thiếu được bát nước mưa hay nước giếng. Trước ngày hội làng, bài vị và ngai thờ Thành hoàng đều được mục dục (lau chùi) bằng nước giếng hay nước sông. Và nếu hội có thi nấu cơm hay thi làm cỗ thì đều lấy nước từ giếng làng.

Vài mươi năm nay, nông thôn từ ngày ngói hoá thì nhiều nhà đồng thời cũng có bể nước mưa, và khi triển khai phong trào nước sạch nông thôn thì nhà nhà có giếng đào và giếng khoan, do đó nhiều nơi chiếc giếng làng bị lãng quên và rồi san lấp để lấy mặt bằng xây dựng! Tuy nhiên không ít nơi chiếc giếng vẫn đang tham gia vào cuộc sống thường nhật của dân làng, thậm chí gắn bó với đời sống tâm linh của cả cộng đồng. Làng Giang Xá (Hà Tây) ngay trước cửa đền Lý Nam Đế là một khẩu giếng đất to, mặt thoáng thường xuyên thả bèo ong giữ cho nước giếng luôn trong mát. Làng Hiệp Thuận (Hà Tây) đào trong cù lao nhỏ giữa hồ có đường thông ra, đang là nguồn nước sạch của nhiều nhà. Nhiều nơi, trước cửa đình vẫn còn khẩu giếng bán nguyệt xây gạch Bát Tràng gợi lại khúc sông cong làm nơi tụ thủy-tụ phúc.
Cũng có một số giếng ngày nay không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn được địa phương giữ gìn sạch sẽ, chẳng hạn khẩu giếng ở đầu đình Đại Phùng (Hà Tây) bên dưới xây bằng những thỏi đá ong, còn thành giếng là cả một khối đá ong khoét rỗng lòng, trông thật mộc mạc mà đanh chắc, hay khẩu giếng ở trước nhà Tổ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) có thành giếng là một khối đá xanh khoét rỗng lòng, phía ngoài toả chân ra nền sân giếng tạo thành một đoá sen nở rộ với những cánh hoa chạm khá cầu kỳ.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, giếng làng nay còn ít và cũng ít giá trị thực dụng, nhưng những giá trị văn hoá của nó lại càng đậm trong tâm thức mọi người, và vì thế nó cứ lung linh toả sáng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong khi cả nước đang gặp thảm họa môi trường, cán bộ địa phương vẫn có cách sử dụng bàn tay sắt để siết cho ra tiền. Và ở cấp quốc gia, sự lơ là đã tới mức đáng sợ.
Đó là chuyện rất hiếm... hình như chưa ai nghe chuyện một đại tá công an bị kỷ luật nặng chỉ vì một quyết định trong quá khứ về một quán cà phê...
Chuyện 4 tỉnh Miền Trung thê thảm vì cá chết đã gây thiệt hại cho ngành du lịch Việt Nam ra sao? Hồi phục thế nào? Thực tế là lổm chổm. Không đều.
Vậy là nước mắm được minh oan. Trong khi nhiều nhà báo trong đợt xúm vào cố ý dìm chết ngành nước mắm VN đã và đang bị kỷ luật. Dù vậy, thiệt hại đã có rồi. Vết thương cũng khó lành.
Vào một ngày giữa tháng 11, sẽ là một Ngày Khoan dung Quốc tế (International Day of Tolerance). Chính xác sẽ là ngày 16 tháng 11.
Bản tin TBKTSG viết rằng các nhà sáng chế từ trước đến nay vẫn phàn nàn thủ tục cấp bằng độc quyền sáng chế, độc quyền giải pháp hữu ích từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quá lâu,
Bắt Mẹ Nấm là vì cô hoạt động dân chủ, nhưng bắt Bác sĩ Ho Hải phải chăng là dập tắt phong trào hỗ trợ và tài trợ giới trẻ du học? Bác sĩ Hồ Hải bị công an bắt thực sự vì lý do gì?
Vậy là thêm một blogger bị công an bắt. Bác Sĩ Hồ Hải không phải là một nhà hoạt động dân chủ, không đi biểu tình ở Hà Nội hay Sài Gòn,
Có phải tỉnh Lạng Sơn sẽ gỡ biên giới đường sắt giữa Việt-Hoa? Kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc thực tế là gì? Sẽ còn giữ cửa khẩu giữa 2 nước hay không? Nếu như thế, chính phủ TQ sẽ cho vay...
Bản tin ghi rằng tại cuộc hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ sau 30 năm đổi mới 1986-2015” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 28-10 ở TP Cần Thơ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.