Hôm nay,  

Kiếm Sống Nhờ Phân Bò

4/11/200100:00:00(View: 5298)
Bạn,
Tại nhiều xã vùng sâu của tỉnh Bình-Phước (Bình Long-Phước Long cũ) ở miền Đông Nam phần, rất nhiều gia đình cư dân đã kiếm sống với công việc mót phân trâu bò đem phơi rồi bán cho thương gia nông nghiệp để lấy tiền mua gạo và thức ăn. Trong một phóng sự nói về chuyện mưu sinh của những người dân khốn khó này, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận rằng vừa khi mặt trời vừa ló dạng bên kia cánh rừng cao su là họ, hầu hết là dân sắc tộc không có việc làm, lại theo dấu chân trâu bò đến những cái bàu hoặc những đám rừng để bắt đầu một ngày kiếm sống của mình.

Báo quốc nội cho biết thường thì sáng sớm họ gom số phân đêm hôm trước trâu bò thải ra để phơi khô, rồi theo trâu bò thả cho chúng ăn trên một vuông đất cố định. Khi trâu bò thải ra, họ lại tiếp tục lượm và đem phơi tại chỗ. Công việc của họ bắt đâu từ 8,9 giờ sáng đến 3,4 giờ chiêu. Những ngươi không có trâu bò để chăn, phải vào tận trong rừng tìm mót những đống phân trâu bò không có chủ. Một phụ nữ ở Sóc Tranh, xã Tân Quan, Bình Long, tỉnh Bình Phước nói: “Con trâu ăn chỗ nào, mình mót chỗ đó.” Cũng tùy sóc mà công việc thu gom phân trâu bo được thực hiện khác nhau. Như các sóc ở huyện Bình Long chẳng có ai lại đi lấy phân ướt về nhà phơi. Họ phơi phân tại chỗ trâu bò thải. Hầu như trong cả sóc nhà nào cũng đi lượm, mót phân nhưng không khi nào trang giành của nhau. Ở Sóc Chà Là, Lộc Ninh, Bình Phước, những người đi mót phân ngầm quy ước với nhau rằng chỗ nào có một cây que cắm bên trên là đã có chủ. Ở Bàu Teng, phân ướt được đem về nhà thành từng viên tròn để phơi khô đóng bao chờ người đến mua.

Tại một sóc, phóng viên báo Tuổi Trẻ kể lại trường hợp của vài gia đình qua trích đoạn sau đây: Vợ chồng chị Thị Squên (sóc Mới) có năm con. Công việc chăn trâu được giao cho cậu con trai út. Chị Squên ở không nên ngày ngày theo trâu lượm phân để trang trải cuộc sống trong gia đình. Quấn lại cái srông, chị nói: Một ngày phơi khô hai bao, bán được 20,000 đồng mua gạo, đồ ăn thêm. Ông xã ở nhà lượm hột điều để mua xe. Ở trong sóc này ai cũng đi lượm phân hết. Có nhà cả hai vợ chồng đều đi lượm. Chị Squên đưa tay chỉ chị Thị Srêu phân trần: Có năm con trai, phải có thêm một con gái mới được triệt sản. Có con gái là có vốn. Rồi chị cười: Mình mới đi triệt sản về đang nghỉ, lúc trước hai vợ chồng đi mót một ngày cũng có gạo ăn. Khi được hỏi con chị có đi học hay không thì chị cho biết có hai đứa lớn học lớp học tình thương trong xã. Còn vợ chồng Thị Gái thì lấy nhau được ba năm, và cả ba năm anh chị cùng nhau đi mót phân. Anh chị có một con gái nhỏ. Đứa bé ba tháng tuổi suốt ngày trên lưng mẹ cùng cha đi mót phân. Chị nói: Một ngày hai vợ chồng mót được một bao, nửa bao cũng đủ mua gạo nhưng hai người đi chung cho vui. Thấy con cháu nói chuyện rôm rả, bà Thị Bê cũng góp: Hai người già, con trai con gái đi hết rồi, đói trong bụng thấy người ta mua thì đi mót. Hai ông bà đi mót phân cả ngày cũng đủ sống. Một bà ở sóc Chà Là năm nay đã gần 70 tuổi, sống với con gái, bà đi mót phân phụ tiền gạo cho con.

Bạn,
Trong cái năng cháy da ở Bình Phước, không chỉ có những người thiếu ăn mới đi lượm mót phân mà có cả những người đã biết tính toán từ công việc này. Một cư dân giải thích: Phân này sau khi ải bón cây tốt hơn phân mua ngoài chợ, giá rẻ hơn nhiều lần. Những người rảnh không làm gì mùa này thì cũng đi mót về ải để bón mấy cây tiêu, tiết kiệm được nhiều thứ. Một phụ nữ khác lại tính kỹ hơn, đã cho biết ngoài việc lấy phân từ con trâu của nhà, bà còn đi mót từ sáng tới tối để tích lũy mua đất. Một người ở cùng sóc với bà cũng mới nhận chăn mướn trâu cho người ta. Hàng ngày anh phơi phân để có tiền mua sách vở đi học cho có cái chữ với bạn bè.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.