Hôm nay,  

Cuộc Đua Làm Công Chức

30/10/200000:00:00(Xem: 4661)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, từ hơn hai năm nay, chính phủ CSVN đã bày ra quy chế thi tuyển công chức thay cho hình thức tuyển vào “biên chế” đối với nhân viên các cấp. Theo quy chế này, các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng phải dự kỳ thi tuyển công chức. Tuy nhiên, do nội dung đề thi lại đặt nặng về môn chính trị, và một số môn phụ không mấy liên quan đến chuyên môn, nên xảy ra nhiều chuyện ngựa về ngược, học giỏi, ra trường đậu cao, vẫn có thể thi rớt chỉ vì thí sinh không “đạt yêu cầu”. Nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường Sư phạm, Y khoa... cũng chỉ được tuyển làm nhân viên hợp đồng, không được vào chánh ngạch chỉ vì không thi đậu kỳ khảo hạch tuyển công chức.

Trong một bài viết nói về thi tuyển công chức ở VN, báo Thanh Niên kể lại vài trường hợp như sau: Một sinh viên tên Phan Toàn từng là học sinh giỏi 12 năm liền, sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại ưu, thế nhưng hai năm liền thi công chức đều rớt. Sinh viên này than: Nhưng người ta cũng thi cả, sao vẫn có người vào được công chức" Họ già, họ thần thế, họ chạy. Bọn em chỉ được cái học nhưng lại thiếu nhiều cái, “đua” sao nổi. Một bác sĩ, tốt nghiệp loại khá, về làm hợp đồng ở một bệnh viện huyện miền núi, được đồng bào nể phục về chuyên môn, dân tin yêu về y đức nhưng ba lần đi thi thì cả ba lần đều trượt công chức nên không vào được biên chế.

Cũng theo báo Thanh Niên, tình trạng thi tuyển công chức tại các tỉnh nhỏ lại càng bi hài hơn. Phóng viên báo này kể lại câu chuyện thi tại Quảng Bình như sau: Thị xã Đồng Hới (tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình) như sôi động hẳn lên, cả nghìn sĩ tử về ứng thí kỳ thi vào công chức ngành giáo dục. Xe chạy, điện thoại réo, người tụm năm tụm ba thì thầm. Bao nhiêu con người thấp thỏm lo âu và hy vọng. Sẽ có 200 người trong số này được tuyển, gần 800 người khác thì phải về thôi. Trong ngày thi thứ hai thì một sự kiện làm “chấn động” dư luận ngành giáo dục tỉnh: viên trưởng ban Tổ chức chính quyền tên là Xử, đảm trách nhiệm vụ phó chủ tịch Hội đồng thi bắt và lập biên bản viên chánh thanh tra sở Giáo dục-Đào tạo CSVN tỉnh Quảng Bình tên là Kháng (viên chức này đồng thời là phó ban thanh tra kỳ thi), vì ông Kháng đã “vi phạm chức trách”. Số là, viên chánh thanh tra bỏ khu vực mình giám sát sang hẳn một khu vực khác để đưa số báo danh của hai thí sinh phòng 7 và phòng 12 “gửi các em cho giám thị”. Ông Kháng bị đình chỉ nhiệm vụ nhưng kỳ thi vẫn tiếp tục.

Phóng viên báo Thanh Niên cũng kể lại một trường hợp “sát nút” của sinh viên tên Toàn nói trên: năm trước lấy 160 người thì đứng thứ 161. Năm nay thi lại, lấy 200 thì lại đứng thứ 201. Cậu sinh viên này vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Cậu nói với phóng viên: Năm nay nuôi bò, sáng năm cháu bán bò đi thi! Còn người cha của cậu sinh viên thì trách con mình: Thì tao đã bảo, chọn học nghề gì để không công chức cũng có việc làm, lại cứ ưa làm thầy thiên hạ.

Bạn,
Hiện nay công nhân viên chức ở VN được tuyển theo các hình thức: chánh ngạch dành cho những người thi đậu kỳ thi tuyển công chức, hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng thời vụ. Điều đáng nói là những người được vào chánh ngạch có khi là sinh viên kém khi còn học ở trường, thế nhưng trong cuộc đua làm công chức, lại là những thí sinh đạt yêu cầu nhờ có bùa!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.