Hôm nay,  

Bữa Cơm Người Già

11/13/199900:00:00(View: 8023)
Bạn,
Theo tài liệu Hội Chữ thập đỏ (Hồng thập tự) Sài Gòn, hầu hết các cơ sở từ thiện tại 11 quận nội thành, 6 quận vùng ven và 5 huyện ngoại thành Sài Gòn đều nhờ vào tài trợ của các hộitừ thiện. Đáng nói là tại mỗi quận, huyện đều có phòng Xã hội trực thuộc Ủy ban “Nhân dân” địa phương, nhưng các phòng này chỉ đóng vai trò quản lý, kiểm tra để cuối tháng báo cáo, cuối năm tổng kết “thành tích hoạt động xã hội”. Đối với việc giúp đỡ những người già neo đơn, khốn khó, các cơ quan chức năng CSVN cũng lờ đi, không có một chương trình cứu trợ thiết thực, trong khi đó, số người già neo đơn, bị con cái bỏ rơi hoặc không còn thân thích để nương tựa, ngày mỗi tăng. Tại nhiều quận vùng ven như Gò Vấp, Thủ Đức, mỗi quận có hơn 500 cụ già sống trong tình cảnh khốn cùng. Trước hiện trạng bi thương này, từ vài năm nay, một số hội viên hội Hồng Thập Tự Sài Gòn đã vận động các nhà hảo tâm tham gia chương trình “bữa cơm người già”. Đến nay, dù chỉ mới giúp được 814 người già trên toàn thành phố có được hai bữa cơm ăn mỗi ngày, thế nhưng chương trình từ thiện này nói trên đã là điểm tựa cho các cụ trong những ngày gần đất xa trời. Một phóng viên báo Người Lao Động đã ghi nhận về chương trình nói trên như sau:

Tại quận 3, ông Lê Hữu Nghĩa trong ban điều hành hội cho biết: từ hoàn cảnh thực tế của những người già neo đơn, khốn khổ trên địa bàn quận cần được giúp đỡ, đầu năm 1993, hội đã phát động chương trình “bữa cơm người già” ở tất cả các phường trong quận, với mục đích chăm lo hai bữa cơm miễn phí trong ngày cho các cụ bằng nguồn kinh phí vận động từ các cá nhân, đơn vị giàu lòng hảo tâm. Qua hơn 6 năm phát động, 70 cụ già neo đơn trong quận được nuôi cơm hai bữa trong ngày với mỗi suất cơm trị giá 5 ngàn đồng một bữa. Bên cạnh đó, các cụ còn được chăm sóc, giúp đỡ công việc sinh hoạt cá nhân, gia đình hàng ngày và động viên an ủi tinh thần bởi đội ngũ trên 100 người tình nguyện đưa cơm mỗi ngày. Tương tự, ở quận 1, chương trình bữa cơm người già được hội phát động trong 10 phường từ đầu năm 1996. Đến nay, có 322 cụ trong toàn quận được chăm sóc miễn phí hai bữa cơm trong ngày, với mỗi phần cơm trị giá 4,000 đồng/bữa. Tại quận Gò Vấp, đơn vị dẫn đầu các quận, huyện vùng ven về chương trình này, hiện có 61 cụ già neo đơn tại 12 phường trong quận được nuôi dưỡng, chăm sóc mỗi ngày với chi phí trên 4 triệu đồng một tháng từ nguồn vận động các nhà hảo tâm. Ở các quận, huyện cũng xuất hiện nhiều tấm lòng vàng tham gia đóng góp cho chương trình như ông Nguyễn Văn Nhung ngụ tại phường 3 quận Gò Vấp đóng góp gần 20 triệu tiền dành dụm cho chương trình. Đặc biệt là đội ngũ tình nguyện viên đưa cơm, chăm sóc các cụ trong thành phố có rất nhiều tấm gương nổi bật, như em Trần Ngọc Anh ở phường 2 quận 3. Hơn 6 năm qua, Ngọc Anh vừa đi học, vừa đi làm thêm nhưng vẫn tình nguyện đưa cơm đều đặn mỗi ngày hai cụ già trong phường, em Lê Đăng Sơn ở phường 11-Phú Nhuận, ngoài giờ học ở trường, Sơn đạp xe đi đưa cơm, chăm lo cho 10 cụ già khốn khó trong quận, Hoàng Tất Thắng ở Bình Mỹ Củ Chi chăm sóc cho một cụ già trong xã mỗi ngày từ năm 1994 đến nay, đồng thời Thắng nuôi heo đất được 2 triệu đồng để sửa nhà cho cụ trong năm 1998.

Bạn,
Tại hường 3 quận Gò Vấp, phóng viên trên đã gặp một bé tên là Phạm Thị Thanh Tâm, đạp xe dưới mưa tầm tã để đem cơm chiều đến cho cụ Trần Thị Duy, 75 tuổi sống một mình cùng phường. Em nói: Trời mưa, em càng phải đến sớm để lo cho cụ, Tội nghiệp, cụ sống một thân, một mình lại bị sốt. Vừa nói, em vừa tất tả quét dọn nhà cửa, vừa đút cơm cho cụ ăn, rồi đưa cho cụ một hộp thuốc bổ mà em mới mua bằng tiền dành dụm của mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.