Hôm nay,  

Ca Trù Sắp Tuyệt Chủng

05/12/199900:00:00(Xem: 6250)
Bạn thân,
Tôi biết là bạn chưa biết bộ môn nghệ thuật này của quê nhà, dĩ nhiên tôi cũng vậy. Những người dân trưởng thành tại Sài Gòn như bạn và tôi hình như chưa một lần nghe qua môn ca trù, kể cả trên truyền hình hay radio, chứ đừng nói gì tới cơ may ngồi trước một nữ nghệ nhân tài sắc. Vậy mà bộ môn ca trù đang gặp nguy cơ tuyệt chủng trên quê nhà mình, theo bài báo với nhan đề cực kỳ bi thảm “Còn ai sẽ hát tiếp khúc ca trù"” trên báo Văn Hóa, nội dung trích lược như sau.

Thuở xưa, ca trù đã từng một thời làm nghiêng ngả cung đình và ăn sâu vào phong tục, nghi lễ trong đời sống hàng ngày của người dân miền Trung - Bắc Bộ. Người xưa hát ca trù ở mọi nơi, từ trong cung Vua, phủ Chúa, cửa đình nông thôn cho tới các phố phường, quán trọ. Họ say mê ca trù tới quên ăn, quên ngủ, quên cả lối về.

Bây giờ vẫn còn vương lại tiếng tăm của các nghệ nhân lão luyện như: Quách Thị Hồ, Phạm Thị Mùi, Phó Thị Kim Đức - những người đã từng một thời sống còn với nghề hát “cô đầu” ở Hà Nội. Tôi được biết rằng lớp học trò của họ sau này như Bạch Vân, Kim Dung... cũng không nhiều, có lẽ cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay và thế hệ tiếp tiếp nữa hầu như chẳng còn ai... Cũng có một vài ca sĩ trẻ hát ca trù trong các tiết mục đan xen của các buổi diễn, song người nghe thì chẳng hiểu gì lắm và người hát thì hình như cũng vậy. Các ông bầu phần vì muốn thay đổi khẩu vị cho chương trình, phần vì muốn lấy tiếng đã cho chen vào một chút nhạc dân gian nên các ca sĩ chớp lấy hợp đồng và vội vã tìm tới các nghệ nhân để xin học hát lớp cấp tốc không quá một tuần. Thực ra đó chỉ là học thuộc lòng một cách máy móc rồi lên sân khấu diễn như thật.

Và khi hết hợp đồng biểu diễn thì với họ những bài hát ấy cũng vội vàng theo gió bay đi... Họ đâu biết rằng, một số khán giả cao tuổi khi xem họ biểu diễn trên sân khấu đã phải tỏ thái độ thất vọng.

Hát ca trù rất khó, học được cách gõ phách cho hài hòa, nhịp nhàng với tiếng hát lại còn khó hơn, đòi hỏi một sự công phu, tỉ mỉ và say mê hết lòng. Người đào nương xưa đã phải học đàn, học phách mất hàng năm, thậm chí vài năm mới tạm gọi là biết chứ nói gì tới một tuần. Người nghe hát ca trù cũng phải có một kiến thức nhất định thì mới mong thấy hết được cái hay, cái đẹp của bộ môn nghệ thuật này. Khán giả trẻ ngày nay đến với ca trù rất ít cũng một phần họ chẳng hiểu gì về nó và cũng chẳng có mấy ai giúp cho họ hiểu. Đã từ lâu do có những cái nhìn sai lệch về ca trù mà người ta đã thờ ơ với nó. Hiện tại các lớp học, các khóa đào tạo hầu như không còn. Các nghệ nhân thì không có mấy học sinh muốn theo học một cách nghiêm túc. Chính vì lẽ ấy họ cũng không muốn truyền đạt lại kinh nghiệm dân gian của mình cho những ai không hết lòng vì nghệ thuật. Ca trù thực sự đang bị mai một dần.

Tôi tìm tới một buổi sinh hoạt ca trù của Câu lạc bộ ca trù Hà Nội ở Bích Câu Đạo quán của nghệ sĩ Bạch Vân. Rất nhiều những hội viên ở khắp các tỉnh như Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa... Thực ra những người say mê ca trù cũng vẫn còn không ít nhưng họ toàn là những bậc cao niên vào cái tuổi cổ lai hy. Những người của lớp trước có may mắn là được truyền đạt lại những kiến thức cơ bản về nghệ thuật này nên khi câu lạc bộ ra đời, đã cùng nhau tìm tới đâyđể hòa chung tiếng nhạc tiếng lòng. Thực sự cảm động trước hình ảnh của những người già cả ấy. Không quản đường xá xa xôi, tuổi cao sức yếu tìm đến vớt nhau chỉ tất cả một tấm lòng đam mê. Thế mới biết ca trù đã có nét quyến rũ tới mức nào... số người nước ngoài yêu nghệ thuật VN đã tìm tới những địa chỉ thế này để tìm hiểu. Vậy mà chính chúng ta lại đang thờ ơ với cái vốn quý đang có trong tay.

Bạn thân,
Thời gian rồi sẽ đẩy lui nhiều thứ vào quá khứ, nhưng nếu những gì mà dân tộc chúng ta một thời trân quý vẫn gặp cơ nguy tuyệt chủng thì cực kỳ bi thảm. Vì sao nhân loại lo cứu cá voi, cọp, voi... mà không lo cứu một bộ môn nghệ thuật khó tìm"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.