Hôm nay,  

Truy Lùng Nhà Cổ

19/02/200400:00:00(Xem: 5046)
Bạn,
Trong khu phố cổ ồn ào và sầm uất của Hà Nội, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy những người đàn ông, đàn bà lặng lẽ đi vào tận các hang cùng ngõ hẻm "truy tìm" chủ nhân của những ngôi nhà có hàng trăm năm tuổi để "gạ gẫm", hỏi mua. Hàng trăm ngôi nhà cổ đã "ra đi" từ những buổi "thảo thương" như thế để rồi những bộ khung nhà, gạch ngói, kèo cột... biến thành những đống đồ cũ kỹ bán cho "những người cần"... Báo Tiền Phong viết như sau.
Trước đây, vào những năm 1985-1990, khi mà việc trùng tu giữ gìn bảo vệ các căn nhà ở khu phố cổ chưa được chú trọng, việc mua một căn nhà có niên đại vài trăm năm không đến nỗi khó khăn lắm. Nhiều gia đình có chút tiền muốn xây nhà mới, kiên cố và hiện đại nên sẵn sàng bán căn nhà vài trăm năm tuổi mà cha ông để lại. Nhiều nhà chưa biết có những người mua còn phải thuê người dỡ đi rồi mướn ô tô chở đi đổ ra các bãi rác quanh Hà Nội.
Và đó là thời hoàng kim của những người buôn nhà cổ, "phụ tùng" nhà được tháo ra bán lẻ từ viên ngói cho đến.... kèo cột, vách chắn, giường kỷ. Ví dụ như ngói pha lê chẳng hạn. Đây là sản phẩm đặc trưng, ghi dấu ấn của người Pháp. Một thương nhân có tiếng thời bấy giờ đã đóng những chiếc thuyền trọng tải lớn chở duy nhất hàng ngói pha lê sang cung cấp cho các quan chức, thương nhân người Pháp. Mỗi một viên ngói này khi ấy đổi được cả nửa tấn thóc. Ngói không dùng dể lợp toàn bộ mái mà chỉ làm ô thông sáng cho căn nhà. Mỗi căn nhà rộng chừng năm chục mét vuông chỉ cần lợp chục viên ngói pha lê thì coi như "thần ánh sáng" lúc nào cũng thường trực trong nhà. Đây cũng là một sự tìm tọt mới mẻ, khoa học của người Pháp trong nghệ thuật kiến trúc mang dấu ấn đặc trưng. Ngoài ngói pha lê còn có ngói thông gió, ngói vầng trăng (ngói bò)...

Có những vị khách nước ngoài dành cả năm trời gom mua cả chục căn nhà cổ cẩu lên công-ten-nơ ngược đại dương sang các nước phương Tây dựng xen lẫn bên cạnh những ngôi nhà cao tầng, kiên cố, hiện đại... Nhiều ngôi nhà bị sương gió của thời gian đã không còn nguyên vẹn; những kèo cột, những vách chắn, những giường kỷ... đã bị bào tròn, mục ruỗng. Loại nhà này chỉ có ngói là còn giá trị. Mới đây một công ty của Thanh Hóa đã mua hàng chục vạn ngói Hưng Ký của Trung Quốc được sản xuất từ những năm đầu thế kỷ trước để lợp cho các ngôi nhà thuộc khu du lịch Sầm Sơn.
Bạn,
Báo TP viết tiếp: Liệu rồi một mai với sự "săn lùng" ngày càng ráo riết ấy cộng với xu hướng "nâng tầng" của xã hội hiện đại, những ngôi nhà cổ có thể trụ vững" Không ai trả lời được, chỉ biết rằng hàng ngày, trên con ngõ nhỏ đi vào làng Văn La (Hà Đông) vẫn có những bộ khung nhà cổ được chở từ trong nội thành Hà Nội về đây "tập kết" rồi lại bắt đầu một hành trình lan tỏa đi các nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.