Hôm nay,  

Trên Những Dịng Kênh

16/10/199900:00:00(Xem: 7327)
Bạn,
Nhiều năm nay, hệ thống kênh rạch ở khu vực nội thành Sài Gòn ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều đoạn lòng kênh thu hẹp lại, gánh chịu quá nhiều chất thải đến nỗi tôm, cá, ếch không thể sống được. Tại nhiều khu vực, các nhà máy thải hóa chất xuống lòng kênh khiến nhiều đoạn bị nhuộm vàng, xanh, có khi đỏ, bốc mùi rất nồng. Nguy hiểm hơn là có nhiều đoạn kênh dòng nước lại chảy ngược qua đoạn sông Đồng Nai, nơi đang được khai thác để cung cấp cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố. Hiện trạng này đã được một phóng viên báo Sài Gòn ghi như sau:
Cuối tháng 9/1999, cùng với nhân viên khu Quản lý đường sông, chúng tôi thử lênh đênh trên những dòng kênh đen. Khi chiếc ca nô xuất phát trên kênh Tàu Hũ-Lò Gốm cũng là lúc dòng nước đang cạn dần. Chỉ một đoạn chưa đầy 500 mét, chiếc canô phải gài số de hơn chục lần vì những bao rác quấn vào chân vịt. Anh tài công ca nô cho biết: Những ghe tàu qua đây phải đợi khu nước lớn mới lưu thông được vì dòng kênh bị rác lấp đầy. Có nơi vừa nạo vét chưa đầy hai tuần lễ thì rác lại đầy dòng kênh. Riêng đoạn kênh Lò Gốm có chiều dài hơn 8 km nhưng đâu đâu cũng thấy rác. Còn con Rạch Ruột Ngựa, Xóm Củi, Ụ Cây hầu như thuyền ghe không thể ra vào được, rác sinh hoạt chất đống hai bên bờ. Bà Thanh My, chủ ghe chở mía miền Tây, vô tư nói: Sống trên ghe thì chất thải cứ thoải mái thả xuống lòng sông chứ biết bỏ đi đâu. Người ta đổ thì mình cũng đổ. Hiện nay, mặc dù nhiều địa phương đã có quy định xử phạt những ghe thuyền đổ rác xuống sông, thế nhưng phát hiện để xử lý không dễ chút nào. Ngược về con sông Bến Nghé, hàng trăm ngôi nhà sàn xen lẫn ghe thuyền từ miền Tây lên cặp vào nhau thành những xóm nước nổi có thể qua lại dễ dàng. Cảnh sinh hoạt trên sông nước vô cùng phức tạp, bao nhiêu chất thải đều bị đưa xuống lòng kênh một cách vô tội vạ với chiến dịch vỏ dừa đi trước nhà cửa đi sau. Hàng ngày những vựa dừa bóc vỏ thải xuống lấp lòng kênh và cứ thế lòng kênh ngày càng bị thu hẹp. Một cư dân ở phường 5, quận 4 tâm sự: Chúng tôi đã dọn về đây sinh sống được 15 năm, nhưng khoảng năm năm trở lại đây thì lòng kênh cạn dần, bây giờ chỉ còn khoảng 1,5 mét. Có nơi khi nước rút có thể đi bộ từ quận 4 sang quận 1 một cách dễ dàng mà không bị ướt chân. Cũng trong khoảng thời gian này, những vựa dừa đã lấn chiếm ra ngoài kênh gần 40 mét. Nhiều người dân Bến Nghé cho biết nếu tình trạng này vẫn để tiếp diễn thì chỉ vài năm nữa lòng kênh sẽ lấp đầy.

Chưa hết, nhiều sự cố va tàu dầu trên sông cũng đã gây nên tình trạng ô nhiễm triền miên. Mới đây, tháng 4/1999 vụ tàu Nhật Thuần 1 chở 520,000 lít dầu FO va đụng sà lan Hiệp Hòa 2 chở hơn 400 lít dầu DO, làm khoang dầu số 4 tàu Nhật Thuần 1 bị thủng khiến trên 100,000 lít dầu chảy ra sông Nhà Bè. Cũng vào thời điểm này thủy triều xuống, nước chảy xiết, lực lượng cứu hộ đành bó tay. Toàn bộ lượng dầu trên theo dòng sông tràn vào kênh rạch, ruộng vườn nhiều hộ dân. Còn dọc theo con kênh Vàm Thuật thì có đến hàng chục bến khai thác cát thoải mái, ghe tàu đậu kín cả lòng. Khu vực cầu bến còn chất nhiều đống thải công nghiệp như cao su, vải, bọc ni lông tràn ra mặt sông. Đây là những chất thải khó phân hủy, cứ theo con nước trôi nổi bồng bềnh.

Bạn,
Dù đã nhiều cuộc hội thảo về phương cách giải quyết tình trạng ô nhiễm trên các dòng kênh ở khu vực nội thành Sài Gòn, nhưng rồi hiện trạng vẫn như cũ, những dòng kênh nước đen đầy chất thải từ ghe tàu và các nhà máy, và cư dân nghèo sống dọc theo các dòng kênh đen hàng ngày phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.