Hôm nay,  

Trên Những Dịng Kênh

16/10/199900:00:00(Xem: 7253)
Bạn,
Nhiều năm nay, hệ thống kênh rạch ở khu vực nội thành Sài Gòn ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều đoạn lòng kênh thu hẹp lại, gánh chịu quá nhiều chất thải đến nỗi tôm, cá, ếch không thể sống được. Tại nhiều khu vực, các nhà máy thải hóa chất xuống lòng kênh khiến nhiều đoạn bị nhuộm vàng, xanh, có khi đỏ, bốc mùi rất nồng. Nguy hiểm hơn là có nhiều đoạn kênh dòng nước lại chảy ngược qua đoạn sông Đồng Nai, nơi đang được khai thác để cung cấp cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố. Hiện trạng này đã được một phóng viên báo Sài Gòn ghi như sau:
Cuối tháng 9/1999, cùng với nhân viên khu Quản lý đường sông, chúng tôi thử lênh đênh trên những dòng kênh đen. Khi chiếc ca nô xuất phát trên kênh Tàu Hũ-Lò Gốm cũng là lúc dòng nước đang cạn dần. Chỉ một đoạn chưa đầy 500 mét, chiếc canô phải gài số de hơn chục lần vì những bao rác quấn vào chân vịt. Anh tài công ca nô cho biết: Những ghe tàu qua đây phải đợi khu nước lớn mới lưu thông được vì dòng kênh bị rác lấp đầy. Có nơi vừa nạo vét chưa đầy hai tuần lễ thì rác lại đầy dòng kênh. Riêng đoạn kênh Lò Gốm có chiều dài hơn 8 km nhưng đâu đâu cũng thấy rác. Còn con Rạch Ruột Ngựa, Xóm Củi, Ụ Cây hầu như thuyền ghe không thể ra vào được, rác sinh hoạt chất đống hai bên bờ. Bà Thanh My, chủ ghe chở mía miền Tây, vô tư nói: Sống trên ghe thì chất thải cứ thoải mái thả xuống lòng sông chứ biết bỏ đi đâu. Người ta đổ thì mình cũng đổ. Hiện nay, mặc dù nhiều địa phương đã có quy định xử phạt những ghe thuyền đổ rác xuống sông, thế nhưng phát hiện để xử lý không dễ chút nào. Ngược về con sông Bến Nghé, hàng trăm ngôi nhà sàn xen lẫn ghe thuyền từ miền Tây lên cặp vào nhau thành những xóm nước nổi có thể qua lại dễ dàng. Cảnh sinh hoạt trên sông nước vô cùng phức tạp, bao nhiêu chất thải đều bị đưa xuống lòng kênh một cách vô tội vạ với chiến dịch vỏ dừa đi trước nhà cửa đi sau. Hàng ngày những vựa dừa bóc vỏ thải xuống lấp lòng kênh và cứ thế lòng kênh ngày càng bị thu hẹp. Một cư dân ở phường 5, quận 4 tâm sự: Chúng tôi đã dọn về đây sinh sống được 15 năm, nhưng khoảng năm năm trở lại đây thì lòng kênh cạn dần, bây giờ chỉ còn khoảng 1,5 mét. Có nơi khi nước rút có thể đi bộ từ quận 4 sang quận 1 một cách dễ dàng mà không bị ướt chân. Cũng trong khoảng thời gian này, những vựa dừa đã lấn chiếm ra ngoài kênh gần 40 mét. Nhiều người dân Bến Nghé cho biết nếu tình trạng này vẫn để tiếp diễn thì chỉ vài năm nữa lòng kênh sẽ lấp đầy.

Chưa hết, nhiều sự cố va tàu dầu trên sông cũng đã gây nên tình trạng ô nhiễm triền miên. Mới đây, tháng 4/1999 vụ tàu Nhật Thuần 1 chở 520,000 lít dầu FO va đụng sà lan Hiệp Hòa 2 chở hơn 400 lít dầu DO, làm khoang dầu số 4 tàu Nhật Thuần 1 bị thủng khiến trên 100,000 lít dầu chảy ra sông Nhà Bè. Cũng vào thời điểm này thủy triều xuống, nước chảy xiết, lực lượng cứu hộ đành bó tay. Toàn bộ lượng dầu trên theo dòng sông tràn vào kênh rạch, ruộng vườn nhiều hộ dân. Còn dọc theo con kênh Vàm Thuật thì có đến hàng chục bến khai thác cát thoải mái, ghe tàu đậu kín cả lòng. Khu vực cầu bến còn chất nhiều đống thải công nghiệp như cao su, vải, bọc ni lông tràn ra mặt sông. Đây là những chất thải khó phân hủy, cứ theo con nước trôi nổi bồng bềnh.

Bạn,
Dù đã nhiều cuộc hội thảo về phương cách giải quyết tình trạng ô nhiễm trên các dòng kênh ở khu vực nội thành Sài Gòn, nhưng rồi hiện trạng vẫn như cũ, những dòng kênh nước đen đầy chất thải từ ghe tàu và các nhà máy, và cư dân nghèo sống dọc theo các dòng kênh đen hàng ngày phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xăng giả làm cháy xe khách? Hay vì nổ bánh xe gây ra? Câu chuyện ở Sóc Trăng: Cháy xe khách ở Sóc Trăng, có liên quan đến xăng giả Trịnh Sướng?
“Điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia quy định: Quảng cáo không thể hiện các nội dung như: Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Miền Tây bị cơn thiếu nước hành thê thảm… Báo Con Người & Thiên Nhiên kể: Mấy tháng nay, người dân ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang khổ sở với đợt hạn hán gay gắt. Họ mòn mỏi chờ mưa xuống do không thể sạ lúa
Xuất cảnh là phải nộp thuế… Hóa ra trước giờ, trốn thuế vẫn được xuât cảnh chăng?
Chuyện thanh tra tới vòi tiền là bình thường… nhưng bị lộ mới là chuyện lạ… Báo Thanh Niên kể: Liên quan đến vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản hành vi vòi tiền ngày 12.6, đến chiều ngày 13/6/2019, nhóm 5 cán bộ trong đoàn thanh tra Bộ này vẫn bị tạm giữ tại Vĩnh Phúc.
Cho vay cắt cổ là hiện tượng phổ biến… Cá mập chủ nợ nhìn đâu cũng thấy… Báo Sức Khỏe & Đời Sống kể chuyện Nha Trang: Nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang phát triển ngày càng rầm rộ và phức tạp ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Báo Giác Ngộ kể về vị Đại đức mở lớp dạy ngoại ngữ, kỹ năng cho bạn trẻ… Đây hẳn nhiên là một mô hình cần áp dụng ở khắp nơi để giúp giới trẻ học tiếng Anh sớm hơn.
Lại chuyện bằng cấp bất minh… Hiệu Trưởng Đại Học cũng lộ ra chuyện bằng cấp… Báo Thanh Niên hỏi: Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng bằng cấp có hợp pháp không?
Thôn tính… Tàu thôn tính Ta… Đó là chuyện doanh nghiệp. Báo Dân Trí kể chuyện và báo động “Cảnh báo doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thôn tính”… Cục Đầu tư nước ngoài nhận định việc gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể mang đến một số hệ lụy và cảnh báo nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần...
Trong khi đó, bản tin Vietnam Plus kể: Nhiều bệnh nhân ung thư không chết vì khối u mà chết vì suy dinh dưỡng. Việt Nam đang có khoảng 300.000 người mắc bệnh ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 115.000 người tử vong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.