Hôm nay,  

Túc Cầu Tìm “bầu Sữa”

9/9/200200:00:00(View: 5464)
Bạn,
Thời buổi kinh tế thị trường, bộ môn túc cầu (tức bóng đá) cũng phải thôi “cơ chế bao cấp”. Từ đó, túc cầu chuyên nghiệp VN hình thành và hiện bước vào tuổi thứ 2, nhưng phải đối đầu với khó khăn về tài chính khi nhà tài trợ chính thức là công ty Strata chấm dứt hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá VN. Thế là tuần qua, một cuộc hội thảo diễn ra tuần qua, đại diện 12 đội bóng chuyên nghiệp (còn gọi là câu lạc bộ bóng đá) và BCH Liên đoàn Bóng đá VN đã tranh luận nẩy lửa về việc tìm nguồn tiền thay cho “bầu sữa” Strata.
Báo quốc nội cho biết: kể từ ngày 1/8 khi Strata chấm dứt hợp đồng tài trợ trước thời hạn với LĐBĐ, thì thời gian 6 tháng trước khi bước vào mùa giải mới quá ít ỏi để vận động nguồn tài trợ mới. Túng thế thì phải tùng quyền, LĐBĐ đã đưa ra 3 phương án cho các câu lạc bộ để “nuôi” Liên đoàn như sau: 1. LĐBĐ và các CLB cùng khai thác quyền quảng cáo. Trong đó, VFF được hưởng phần của nhà tài trợ chính và một số thương hiệu. Còn trả lại cho các CLB quyền đồng tài trợ. 2. Trả lại toàn quyền quảng cáo cho các CLB, nhưng hàng năm phải đóng góp cho LĐBĐ một khoản tiền để đảm bảo công tác tổ chức giải và bộ máy Liên đoàn hoạt động. 3. Trong trường hợp LĐBĐ bán được tên giải với số tiền đủ chi phí thì các CLB không phải đóng góp.

Cũng trong hội thảo, các CLB đưa ra đề xuất cho phương án 2, đồng thời đưa ra mức 400 triệu đồng/năm để “nuôi” Liên đoàn. Như vậy, 12 đội hàng năm sẽ góp quỹ 4.8 tỉ đồng để cho bộ máy Liên đoàn hoạt động và đảm bảo khâu tổ chức giải. Nhưng phía LĐBĐ không đồng ý và đưa ra con số 8 tỉ. Sau một hồi tranh cãi, LĐBĐ đã chọn quyết định không nằm trong số 3 phương án trên, là đồng ý với mức đóng góp 400 triệu/năm, nhưng LĐBĐ sẽ lấy trọn số tiền bán tên hai giải V-League và Cúp quốc gia. Còn nữa, mỗi sân sẽ phải dành cho LĐBĐ 10/48 bảng quảng cáo trên sân. Kèm theo quyết định trên là lời “nắn gân”: Đội nào không chấp nhận được thì đừng chơi, để Liên đoàn đôn các đội hạng Nhất lên thế chỗ. Các đại diện CLB nghe xong quyết định trên đều lắc đầu ngán ngẩm: “LĐBĐ đã có chủ định từ đầu như thế thì còn mời chúng tôi về họp làm gì cho tốn tiền đi lại.”
Báo nội phân tích rằng Liên đoàn Bóng đá VN vốn quen áp đặt từ lâu, nay giật mình khi các CLB đòi quyền tự chủ. Cuộc chiến dành quyền quảng cáo của các hãng bia vừa qua, Liên đoàn đã phải chịu “lép” các đội bóng. Mặc dù logo trên ngực áo cầu thủ giờ đã thuộc về các CLB, nhưng họ vẫn chịu sự ép buộc của Liên đoàn. Có CLB còn chơi ngông như ACB, sẵn sàng mua ngay tên của V-League và Cup quốc gia mà VFF cho rằng khó bán, và ra giá cho V-League là 4.5 tỉ và Cup quốc gia là 1.5 tỉ. Tuy nhiên, Liên đoàn Bóng đá VN lắc đầu chê ít và cho rằng giá của Cúp quốc gia còn tạm được chứ giá V-League phải là 6 tỉ. Nếu Liên đoàn rao bán tên hai giải trên, người ta tin rằng thừa sức kiếm được 8 tỉ đồng. Song sự thờ ơ của LĐBĐ trước những phương án trên đã khiến người ta băn khoăn liệu có gì khuất tất ở đây không" Và khiến người ta đặt ra câu hỏi, vậy thì 4.8 tỉ đồng từ các CLB thì VFF dùng để làm gì"
Bạn,
Các báo bèn ghi rằng hai mùa giải qua, Liên đoàn Bóng đá VN chỉ biết ấn tiền cho các CLB rồi bảo: “Tiền đấy tự làm chuyên nghiệp đi”. Giờ thì các đội đang phải vặn mình để tìm bầu sữa hầu có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.