Hôm nay,  

Trai Gái Xtiêng Tỏ Tình

2/15/200300:00:00(View: 5435)
Bạn,
Theo tài liệu của báo quốc nội, ngoài khu vực Tây Bắc VN và vùng Cao Nguyên Trung phần, tại miền Đông Nam phần VN cũng có nhiều sắc dân thiểu số cư trú, và mỗi sắc dân có những tập quán nhân văn đặc biệt, trong đó có người Xtiêng có nhiều khúc hát huê tình thật đẹp. Báo quốc nội phân tích răng những khúc hát ấy truyền từ đời này sang đời khác, được các thế hệ gạn lọc và trau chuốt không ngừng, trở nên tinh tế lạ thường. Trai gái Xtiêng vẫn mượn lời những khúc hát huê tình của cha ông để ngỏ lòng nhau như ghi nhận của báo Nhân Dân Cuối Tuần qua trích đoạn có nội dung như sau.
Hội hè là những dịp để trai tài, gái sắc gặp gỡ và tìm hiểu. Họ vui hát đối đáp. Phải lòng nhau thì hát cho nhau rõ, chối từ cũng hát cho nhau hay. Nhưng, biểu hiện cao nhất của sự ưng thuận không phải là ở lời những khúc hát mà là ở một thứ ngôn ngữ thật đặc biệt. Thường, cũng vào dịp hội hè, các chàng trai vẫn ướm lòng các cô gái bằng cách mời uống rượu chung. Nếu cô gái bằng lòng uống rượu chung thì cũng có nghĩa là cô đã bước đầu ưng thuận. Sau đó, chàng trai mượn cô gái cái ống điếu để hút thuốc và nếu cô gái đồng ý thì cũng có nghĩa là cô đã yêu chàng trai. Rồi khi chàng trai trả điếu, nếu cô gái không nhồi thêm thuốc mà tự nhiên hút tiếp mồi thuốc cũ của chàng trai thì chàng trai phải hiểu là cô đã chịu làm vợ anh. Chàng trai phải tặng cô gái một nắm thuốc kể như đó là “chút của tin” ban đầu.

Thế rồi khi đêm xuống, đợi cho cả gia đình cô gái đã ngủ hết, chàng trai dẫn cô gái đi tâm sự. Đến mùa người Xtiêng chuẩn bị đi “ăn Yang” (đi lấy những thực phẩm mà họ coi là thần linh đã ban cho rừng, chàng trai đi theo để phụ giúp cô gái. Thường đó cũng là những lần họ dắt nhau vào chòi tranh (chòi nhỏ của mỗi nhà ở trong rẫy).
Mỗi lần cùng nhau vào chòi tranh, chàng trai phải tặng cô gái một vật gì đó để làm kỷ niệm, như một chuỗi hạt hoặc chiếc vòng đeo tay chẳng hạn. Sau đó, nhà trai nhờ người mai mối để xin cưới cô gái. Bấy giờ, hai gia đình mới gặp gỡ để bàn bạc về hôn lễ. Điều cốt yếu là mỗi bên phải chọn cho được một người biết cầu khấn thần linh để họ mời “các Yang” về chứng kiến lễ buộc chỉ tay cho cô dâu và chú rể. Phí tổn cho đám cưới thường rất lớn và gia đình nhà trai phải chịu hết. Nếu nhà trai không chịu đủ thì chàng trai phải đi ở rể, làm không công cho đến khi nào trừ hết nợ thách cưới của nhà gái mới thôi. Hết nợ, chàng trai còn phải làm lễ cưới lần thứ hai cho đúng với tục lệ.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, người Xtiêng cho phép trai gái đến tuổi được tự do tìm hiểu nhau, nhưng tục lệ buộc họ yêu đương phải gắn với hôn nhân; nghiêm cấm sự lang chạ. Ai đã hỏi cưới mà bội ước thì bị phạt vạ nặng. Đó là những quy ước nhân văn của người Xtiêng ở miền Đông Nam phần VN.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.